ĐẶT CÂU HỎI CÙNG CHUYÊN GIA

CÂU TRẢ LỜI CỦA CHUYÊN GIA

Nguyễn Phương Anhphuonga xxx

Ngày 21/10/2016

Trong những năm gần đây, bệnh đái tháo đường đã trở thành vấn đề đáng lo ngại đối với giới Y khoa về sức khoẻ cộng đồng. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh...

Trong những năm gần đây, bệnh đái tháo đường đã trở thành vấn đề đáng lo ngại đối với giới Y khoa...

Trong những năm gần đây, bệnh đái tháo đường đã trở thành vấn đề đáng lo ngại đối với giới Y khoa về sức khoẻ cộng đồng. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và những biến chứng mà người bệnh có thể mắc nếu không chữa trị kịp thời, Tạp chí Y học đã có cuộc trao đổi với BSCC. Phạm Thị Hồng Hoa - Trưởng khoa Nội tiết- đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai.

Chuyên gia trả lời:

Chính xác. Ngay từ giai đoạn tiền đái tháo đường người bệnh đã có nguy cơ mắc các biến chứng, biến chứng này thường âm thầm chưa có biểu hiện ra bên ngoài nên khi phát hiện. Tiền đái tháo đường chuyển thành đái tháo đường rất nhanh mà không được phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời. Mà khi đã mắc ĐTĐ thì người bệnh rất dễ bị mắc các bệnh chứng nguy hiểm như: giảm thị lực, suy thận, hoại tử hoặc cắt cụt chi, suy giảm sinh lý và ngay từ giai đoạn khởi đ̀ầu – Tiền đi tháo đường, người ḅệnh vẫn có thể bị nhiiều biến chứng tim mạch, huyết áp, thần kinh, giảm hiệu suất lao động…Tỉ lệ mắc các biến chứng về tim mạch hay đột quỵ ở giai đoạn Tiền đái tháo đường là khoảng 50%.

  • Chia sẻ :

Phạm Thùy Dungthuydun xxx

Ngày 19/10/2015

Tôi có thai lần đầu, khi được 6 tháng thì phát hiện bị tiểu đường. Bệnh của tôi có nguy hiểm không?

Tôi có thai lần đầu, khi được 6 tháng thì phát hiện bị tiểu đường. Bệnh của tôi có nguy hiểm không?

Tôi có thai lần đầu, khi được 6 tháng thì phát hiện bị tiểu đường. Bệnh của tôi có nguy hiểm không?

Chuyên gia trả lời:

Chào chị,

Tiểu đường trong lúc mang thai thường được phát hiện vào giai đoạn sau của thai kỳ (thường vào 3 tháng cuối), khi kiểm tra thấy nồng độ đường trong nước tiểu tăng hoặc bào thai lớn hơn mức bình thường (nói như vậy không có nghĩa là bất cứ bào thai nào lớn đều do người mẹ bị tiểu đường). Tiểu đường xuất hiện khi cơ thể bà mẹ không sản xuất đủ insulin để giữ nồng độ đường ở mức bình thường trong suốt thời gian mang thai.
Hầu hết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể mang thai một cách bình thường nếu giữ được mức đường trong máu ổn định, vì nếu không sẽ làm tăng nguy cơ đứa bé bị dị dạng.

Trường hợp của bạn nếu không kiểm soát đường trong máu tốt sẽ dẫn đến tăng lượng đường ở thai nhi, làm thai nhi lớn nhanh hơn bình thường và có thể gây khó khăn trong lúc sinh. Sự tăng trưởng của thai nhi ở bà mẹ bị tiểu đường cũng có thể bị đình trệ. Những đứa trẻ như vậy sẽ có những biến chứng ngay sau khi sinh ra.

Do đó, bạn phải đi khám thai và theo dõi đường huyết. Nếu cần, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc thích hợp cho tình trạng mang thai của bạn. Ngoài ra, bạn phải chú ý đến chế độ ăn của mình theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Bệnh tiểu đường ở dạng nhẹ có thể xuất hiện trong lúc bạn mang thai, nhưng sẽ tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, 3/4 trong số các bà mẹ này có thể bị tiểu đường về sau. Nguy cơ mắc bệnh này ở đứa trẻ có cha hoặc mẹ bị tiểu đường là 1% (cứ 100 trẻ thì có 1 trẻ mắc bệnh). Nếu cả bố lẫn mẹ bị tiểu đường thì nguy cơ của đứa trẻ là 5%.

Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì hiện nay việc kiểm soát và điều trị tiểu đường đã có nhiều thuận lợi.

Theo BS. Nguyễn Kim Dung (Sức Khỏe & Đời Sống)

 

  • Chia sẻ :

TRAI PHAMtraipn@ xxx

Ngày 09/08/2016

Kính gửi TS Tôi không bị tiểu đường, chỉ số đường huyết của tôi ở mức từ 5.8 đến 7.0 mmol/lít, tôi muốn sử dung Diabetna để phòng ngừa tiêu đường đ...

Kính gửi TS Tôi không bị tiểu đường, chỉ số đường huyết của tôi ở mức từ 5.8 đến 7.0 mmol/lít, tô...

Kính gửi TS Tôi không bị tiểu đường, chỉ số đường huyết của tôi ở mức từ 5.8 đến 7.0 mmol/lít, tôi muốn sử dung Diabetna để phòng ngừa tiêu đường được không ? Xin cảm ơn TS

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn. Bạn sử dụng Diabetna được. Diabetna thành phần hoàn toàn từ thảo dược giúp hạ, ổn định đường huyết nhưng không gây hạ đường huyết quá mức. Vì vậy rất an toàn cho các bệnh nhân có nguy cơ mắc tiểu đường và ngăn bệnh tiến triển. Bạn nên sử dụng và theo dõi đường huyết ít nhất 2-3 tháng. Sau 2-3 tháng đường huyết ổn định ở mức bình thường 5.0-5.5 mmol/l có thể ngưng sử dụng, theo dõi đường huyết và điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục thể thao thường xuyên.

  • Chia sẻ :

Dương Hoàng Yếnanbinh3 xxx

Ngày 19/10/2015

Chào chuyên gia! Cho tôi hỏi, sau khi sinh bé xong, nếu tôi xét nghiệm lại nồng độ đường trong máu và kết quả là không còn tiểu đường nữa. Vậy tôi...

Chào chuyên gia! Cho tôi hỏi, sau khi sinh bé xong, nếu tôi xét nghiệm lại nồng độ đường trong m...

Chào chuyên gia! Cho tôi hỏi, sau khi sinh bé xong, nếu tôi xét nghiệm lại nồng độ đường trong máu và kết quả là không còn tiểu đường nữa. Vậy tôi có được ăn uống bình thường lại chưa, những thức ăn hoặc trái cây ngọt mà khi tiểu đường thai kỳ tôi không được dùng thì khi hết tôi có được dùng như người bình thường khác không? Sau sinh bao lâu thì tôi nên kiểm tra lại nồng độ đường trong máu để có kết quả chính xác. Xin cám ơn chuyên gia!

Chuyên gia trả lời:

Chào chị, Tiểu đường trong lúc mang thai thường được phát hiện vào giai đoạn sau của thai kỳ (thường vào 3 tháng cuối), khi kiểm tra thấy nồng độ đường trong nước tiểu tăng hoặc do thai lớn hơn mức bình thường ( nói như vậy không có nghĩa là bất cứ thai lớn đều do người mẹ bị tiểu đường). Tiểu đường xuất hiện khi cơ thể mẹ không sản xuất đủ insulin để giữ nồng độ đường ở mức bình thường trong suốt thời gian mang thai. Hầu hết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể mang thai một cách bình thường. Hầu hết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể mang thai một cách bình thường nếu giữ được mức đường trong mức ổn định, vì nếu không sẽ làm tăng nguy cơ đứa bé bị dị dạng. Trường hợp của bạn nếu không kiểm soát đường trong mức tốt sẽ dẫn đến tăng lượng đường ở thai nhi, làm thai nhi lớn nhanh hơn bình thường cơ thể mẹ  khó khăn trong lú sinh. Sự tăng trưởng của thai nhi ở bà mẹ bị tiểu đường cũng có thể bị đình trệ. Những đứa trẻ như vậy sẽ có những biến chứng ngay sau khi sinh ra. Do đó, bạn phải đi khám thai và theo dõi đường huyết. Nếu cần, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc thích hợp cho tình trạng mang thai của bạn. Ngoài ra, bạn phải chú đến chế độ ăn của mình theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh tiểu đường ở dạng nhẹ có thể xuất hiện trong lúc bạn mang thai, nhưng sẽ tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, 3/4 trong số các bà mẹ có thể bị tiểu đường về sau. Nguy cơ mắc bệnh này ở đứa trẻ có cha hoặc mẹ bị tiểu đường là 1% (cứ 100 trẻ thì có 1 trẻ mắc bệnh). Nếu cả bố lẫn mẹ bị tiểu đường thì nguy cơ của đứa trẻ là 5%. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì hiện nay việc kiểm soát và điều trị tiểu đường đượ c nhiều thuận lợi. Theo BS. Nguyễn Kim Dung (Sức Khỏe Đời Sống)

  • Chia sẻ :

Câu 1

2 năm nay tôi thừng đi khám mỗi tháng 1 lần.sô đo đường huyết của tôi 7,0 có tháng 6,9 , có tháng 7,2 mmol/l chỉ sô HbA1C của tôi 5,9 .bac sĩ chưa...

2 năm nay tôi thừng đi khám mỗi tháng 1 lần.sô đo đường huyết của tôi 7,0 có tháng 6,9 , có thán...

2 năm nay tôi thừng đi khám mỗi tháng 1 lần.sô đo đường huyết của tôi 7,0 có tháng 6,9 , có tháng 7,2 mmol/l chỉ sô HbA1C của tôi 5,9 .bac sĩ chưa cho tôi dùng thuốc tây , khuyên tôi ăn ít tinh bột nhiều rau và tập thể dục ko ăn đồ ngọt . Tôi chỉ áp dụng được là kiêng ngọt còn tôi vẫn ăn 2 bát cơm . Và mỗi ngày uống 4 viên DIABENA( cao dây thìa canh) và uống nước trà mướp đắng mà chỉ số đường huyết của tôivân 7,0mmol/l ( đi khám 8 giờ sáng ở bệnh viên ) . 3 tháng lại kiểm tra HbA1C 5,4 . ..Nêu tôi đo đường hjyêt ở nhà buối sáng 8 giờ là 6,9 mmol /l .Nêu đo muộn lúc 10 giờ thì là 6,1 mmol/ l . Dạ thưa hỏi bác sĩ tôi đã phải dùng thuốc tây chưa ? . Nếu ko dùng thuốc tây mà tôi cứ chỉ dùng diabecna và uống trà mướp đắng và chỉ số đường huyết của tôi loanh quanh7 , như vậy thì có biến chứng ko ạ . Tôi trân trọng cảm ơn .

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn.

Mức đường huyết trên dưới 7 mmol/l không sao cả. Bạn không nên lo lắng quá. Trường hợp của bạn nên kiểm tra xem có chỉ số mỡ máu cao và dư cân hay không? Vì mỡ máu cao, dư cân là các yếu tố gây tăng đề kháng insulin ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh tiểu đường làm đường huyết khó hạ và ổn định được. Chế độ ăn uống, luyên tập thể dục thể thao quyết định khá nhiều trong quá trình điều trị bệnh nhân tiền tiểu đường và tiểu đường. Bên cạnh chế độ ăn kiêng hạn chế độ ngọt, tinh bột, tăng khẩu phần rau xanh, chất xơ... thì nên dành thời gian tập thể dục thể thao thường xuyên. Tạm thời Diabetna bạn nên tăng liều lên 6 viên/ ngày/ 2 lần giúp đường huyết về mức ổn định dưới 7 mmol/l. Thuốc tây có sử dụng hay không bạn cần đi khám để bác sĩ trực tiếp chỉ định. 

  • Chia sẻ :

Câu 2

Kính thưa TS, Anh tôi bị bịnh tiểu đường, anh tôi có thường ăn chè chuối sứ chưng (chè chuối chưng không nấu với đường), chỉ sử du...

Kính thưa TS, Anh tôi bị bịnh tiểu đường, anh tôi có thường ăn chè chuối sứ chưng (chè...

Kính thưa TS, Anh tôi bị bịnh tiểu đường, anh tôi có thường ăn chè chuối sứ chưng (chè chuối chưng không nấu với đường), chỉ sử dụng 2 loại nguyên liệu là nước cốt dừa khô (dừa khô nạo vắt lấy nước) và chuối sứ hoàn toàn không nấu đường, như vậy có làm tăng đường huyết không ? Xin cảm ơn TS.

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn.
Món ăn trên người tiểu đường ăn được nhưng nên dùng với số lượng hạn chế 1-2 quả/ngày tùy theo lượng đường huyết. Chuối có chỉ số đường huyết trung bình tuy nhiên dùng nhiều có thể gây tăng đường huyết.

 

  • Chia sẻ :

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường