
Chuyên gia tư vấn
0914.482.928
13/04/2019
Nhiều người vẫn nghĩ rằng, bí ngô có chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, lượng đường cao nên cần hạn chế trong thực đơn. Thực tế, bí ngô không những là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp mà còn có rất nhiều tác dụng khác: giúp ổn định đường huyết, tái sinh insulin, phục hồi tuyến tụy…
Bài viết dưới đây, Diabetna gợi ý 3 món ngon từ bí ngô bạn có thể bổ sung vào thực đợn gia đình, giúp người thân của bạn ăn mà không lo tăng đường huyết nhé!
Tại sao bí ngô hoàn toàn vô hại đối với đường huyết
Trong bí ngô có D-chiro-inositol và các chất chống ôxy hóa giúp tăng nồng độ insulin, làm giảm lượng đường glucose trong máu và giảm các thiệt hại do đường glucose tạo ra ở các tế bào tụy beta. Kết quả là các tế bào này ít bị hỏng hơn nên có thể tái sinh và sản xuất insulin.
Mặt khác, beta-caroten trong bí đỏ còn có tác dụng ngăn cản quá trình oxy hoá của chất lipoprotein gây nên mảng xơ vữa động mạch, ngăn cản sự hình thành cholesterol LDL (cholesterol xấu), ngăn chặn xơ động mạch, giúp glucose phân tán được ra khỏi mạch máu để đến các mô, từ đó làm giảm glucose huyết.
Hàm lượng glucid của bí ngô khá thấp (6.1g/100g), nên rất được ưa chuộng trong thực đơn của người đái tháo đường. Hơn nữa, bí ngô giàu vitamin và khoáng chất nhưng lại cung cấp khá ít năng lượng (100g bí ngô chỉ cung cấp 27Kcal) nên khá được trọng dụng trong các thực đơn giảm cân mà người đái tháo đường thừa cân đang cần.
Gợi ý món ngon từ bí ngô cho người tiểu đường
Thịt bò hầm bí ngô
Chuẩn bị:
Bí ngô 500g; Thịt thăn bò 200g; Hành khô tím 2 củ; Tỏi 4 tép; Tương cà 3 muỗng cà phê; Hạt nêm, một chút đường; Dầu ăn 2 muỗng cà phê; Nước dừa xiêm 1 quả; Bí ngô 1/2 quả.
Sơ chế: Thịt bò rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, thấm khô. Bí ngô gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. 4 tép tỏi, 1 củ hành tím băm nhuyễn, chia làm 2. 1 củ hành còn lại lột vỏ, để nguyên. Ướp thịt bò với 1 phần hành tỏi, cà ri, tương cà, dầu ăn, hạt nêm, đường cho thấm trong 15 phút.
Chế biến:
Phi thơm hành tỏi, cho bí ngô xào qua rồi vớt ra. Cho thịt bò đã ướp vào xào đến khi bò săn lại, đổ nước dừa vào đun nhỏ lửa, khi bò thật mềm, cho bí ngô vào đun và nêm vừa ăn. Khi bí, bò đã mềm và thấm gia vị, nước sánh lại thì trút ra đĩa, dùng nóng với cơm.
Thịt bò cũng có tác dụng bổ huyết nhờ giàu vitamin B6, protein và sắt; Vitamin B12 có trong thịt bò cung cấp năng lượng cần thiết cho các tế bào, thúc đẩy chuỗi axit amin chuyển hóa…
Canh bí ngô thịt băm
Nguyên liệu:
Bí ngô 500g; Thịt nạc băm 100g; Lạc tươi 100g; Hành tím, hành lá, rau ngổ, ngò gai, tiêu, đường, nước mắm, hạt nêm.
Sơ chế: Bí gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng mỏng. Hành lá, rau ngổ, ngò gai nhặt rửa sạch, cắt nhỏ. Thịt nạc băm hoặc xay nhỏ, ướp với hạt nêm và một chút đường. Băm nhuyễn hành tím và đầu trắng của hành lá. Trộn với thịt xay tạo thành một hỗn hợp đồng nhất sau đó nặn thành các viên nhỏ. Lạc tươi rửa sạch, giã dập.
Cách làm: Đun nước sôi, cho lạc và thịt băm vào, giảm nhỏ lửa, nấu khoảng 10 phút cho đậu và thịt chín mềm, hớt bỏ bọt và nêm 1 muỗng hạt nêm. Tiếp tục cho bí ngô vào, nấu thêm 10 phút cho bí vừa mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn. Rắc rau ngổ, ngò gai, hành lá vào đảo đều, nhắc xuống múc ra tô dùng với cơm.
Sinh tố bí ngô
Nguyên liệu:
Bí ngô 100g, 150ml nước
Sơ chế:
Chọn bí ngô dạng tròn, to, không dùng bí ngô dạng hồ lô. Cắt bỏ vỏ và thái miếng nhỏ khoảng 1cm.
Chế biến:
Cho 100g bí ngô vào xay cùng 150ml nước sôi để nguội. Xay nhuyễn, có thể thêm nước tùy vào sở thích uống đặc hay loãng của bạn. Lưu ý, không thêm đường hay muối.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu).
Chuyên gia tư vấn
0914.482.928