4 nguyên tắc giúp người tiểu đường yên tâm ổn định đường huyết du xuân, không lo dịch

17/02/2021

Tết là thời gian lý tưởng cho những chuyến du Xuân để gia đình, bạn bè tận hưởng thời gian sum họp vui vẻ bên nhau. Tuy nhiên, nguy cơ tăng/ hạ đường huyết đột ngột khi tham gia những hành trình này kết hợp cùng việc Covid-19 đang quay trở lại với những diễn biến phức tạp lại khiến niềm vui của người tiểu đường không trọn vẹn. Những nguyên tắc nào cần được áp dụng trong thời điểm này để người bệnh tiểu đường vừa có thể ổn định đường huyết, yên tâm chơi xuân vừa bảo vệ bản thân trước dịch viêm đường hô hấp cấp? Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia.

Nguyên tắc 1: Di chuyển, vận động hợp lý

Người bệnh tiểu đường cần liên tục cập nhật thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid tại địa phương để lên kế hoạch du xuân hợp lý. Trường hợp thực hiện giãn cách xã hội, người bệnh vẫn nên duy trì những hoạt động như: đi bộ, chạy tại chỗ, yoga, thái cực quyền…Chỉ cần 30 – 45 phút mỗi ngày, những hoạt động này vẫn có thể giúp chuyển hóa đường từ máu thành năng lượng hoạt động từ đó giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Ngược lại, tại những địa phương vẫn có thể du xuân, chúc Tết, người bệnh cần lưu ý: Trong trường hợp thường xuyên đi bộ: sau  20 – 30 phút di chuyển cần nghỉ ngơi ít nhất 15 phút. Di chuyển bằng phương tiện khác: thời gian ngồi quá lâu dễ gây ảnh hưởng đến lưu thông máu, nên người bệnh cần có khoảng nghỉ để vận động nhẹ nhàng sau 1-2h ngồi xe.

Nguyên tắc 2: Đảm bảo an toàn dinh dưỡng

Sau 5 ngày Tết với những món ăn có nhiều chất bột đường (bánh chưng, xôi, mứt…) và nhiều chất béo (giò thủ, lạp xưởng, chả lụa, các món chiên xào…) đều tiềm ẩn nguy cơ cho bệnh nhân đái tháo đường. Vì vậy, lúc này, người bệnh cần thiết lập lại chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Người bệnh cần đảm bảo ăn đủ 3 bữa mỗi ngày với thời gian cố định. Trước mỗi bữa ăn, người tiểu đường nên ăn rau trước khi ăn các món chính để tạo thành hàng rào chất xơ cản trở hấp thụ đường vào ruột. Nên ăn nhiều rau xanh (300g/ngày), ăn vừa phải trái cây (200g/ngày), hạn chế loại nhiều đường (mít, nhãn, vải, nho, sầu riêng), có thể ăn 1-2 miếng dưa hấu bằng bàn tay/lần, chuối, đu đủ, táo, cam…

Khi có kế hoạch đi du xuân, người bệnh nên theo các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh quy… là các loại đường hấp thu nhanh, làm tăng đường máu nhiều nhất. Bên cạnh đó, người tiểu đường cũng cần chuẩn bị và uống đủ nước để tránh tăng độ nhớt của máu, nhưng tuyệt đối không uống nước ngọt, nước ép hoa quả và hạn chế đồ uống có cồn.

Nguyên tắc 3: Thường xuyên theo dõi đường huyết, dự trữ, sử dụng thuốc đúng, đủ theo chỉ định của bác sĩ

Trong những ngày Tết, nồng độ đường huyết khi đói và đường huyết sau ăn thường có sự biến động lớn, dẫn tới nguy cơ phát triển nhiều biến chứng đái tháo đường nguy hiểm trên tim, mắt, thận, thần kinh. Do đó, thời điểm sau Tết, người bệnh đái tháo đường nên thường xuyên tự đo đường huyết để có thể kiểm soát bệnh tốt hơn, phòng ngừa và có phương án xử lý kịp thời khi đường huyết tăng quá cao hoặc hạ quá thấp.

Ngoài chế độ ăn uống, vận động, người bệnh tiểu đường cần phải tuân thủ chế độ dùng thuốc nghiêm chỉnh, đảm bảo không rơi vào tình trạng tăng/ hạ đường máu đột ngột. Để làm được điều này, người bệnh cần dự trữ lượng thuốc đủ dùng trong ít nhất 2 tháng và đề phòng trường hợp giãn cách xã hội, không thể đến các cơ sở Y tế để mua thuốc; luôn mang theo thuốc, uống thuốc/tiêm thuốc đầy đủ, đúng liều và đúng giờ; nên kết hợp Tây y trong quá trình điều trị với sản phẩm có nguồn gốc từ dây thìa canh sạch chuẩn Quốc tế GACP như TPBVSK Diabetna để hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Nguyên tắc 4:  Chấp hành các quy định phòng chống dịch

Tổng hợp các ca bệnh nhiễm Covid ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy dịch bệnh này nguy hiểm nhất đối với nhóm người cao tuổi và có bệnh lý nền như tiểu đường. Khi nhiễm Covid, những trường hợp này thường bị rất nặng, khó điều trị, và có nguy cơ tử vong cao. Các dữ liệu đưa ra từ một số nghiên cứu tại Trung Quốc thấy rằng, bệnh ĐTĐ là bệnh lý đi kèm xuất hiện ở  22% các ca tử vong. Một số các nghiên cứu khác cũng công bố, trong số các bệnh nhân nặng thì 12- 16,2% số bệnh nhân đó có ĐTĐ.

Chính vì vậy, để giảm thiểu nguy hiểm cho người tiểu đường giữa bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, bên cạnh việc chủ động ổn định đường huyết ở mức an toàn dưới 7mmol/l bằng cách nghiêm túc tuân thủ chế độ Ăn uống – Luyện tập – Dùng thuốc theo đúng chỉ định, người tiểu đường cần nghiêm chỉnh thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ y tế gồm: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế đúng quy định.

  • Chia sẻ :

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu).

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường