4 nguyên tắc để người tiểu đường yên tâm đón Tết không lo tăng đường huyết

29/01/2021

Trong không khí Tết cổ truyền sum vầy đầm ấm bên con cháu, dường như người bệnh tiểu đường đã tạm quên mất những quy tắc điều trị để đảm bảo duy trì ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường nhập viện vì đột quỵ tăng đột biến mỗi dịp Tết, đồng thời, tăng nguy cơ tử vong nếu chẳng may người bệnh mắc Covid-19. Những sai lầm đó là gì? Đâu là giải pháp để người tiểu đường có thể yên tâm đón Tết, bảo vệ bản thân khi dịch Covid bùng phát trở lại?

Sai lầm thường gặp ngày Tết khiến đường huyết không ổn định, tăng nguy cơ đột quỵ, tăng nguy hiểm giữa tâm bão Covid-19

Ăn uống không kiêng khem: (GI: Chỉ số đường huyết)

Các thức ăn truyền thống của ngày Tết rất đa dạng, dồi dào nhưng không thích hợp cho người đái tháo đường vì dễ làm tăng đường máu như xôi (GI=88), bánh chưng (GI=85), mứt, nho khô (GI=64) hoặc có quá nhiều chất béo (món xào, chiên, rán, măng hầm chân giò, sườn, thịt đông…). Ngày Tết ăn những món này không chỉ khiến cơ thể phát tướng mà chỉ số đường, cholesterol xấu… không ngừng tăng cao. Chỉ số đường huyết, mỡ máu tăng cao gây “quá tải” ở động mạch, khiến máu lên não ứ đọng, tắc nghẽn gây ra đột quỵ…

Rượu bia ngày tết là điều khó tránh khỏi xong đây cũng là nguyên nhân gây tăng đường máu do rượu bia làm ngăn cản quá trình tổng hợp glycogen qua đó ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa của gan.

Vận động không hợp lý

Người bệnh tiểu đường thường dung nạp nhiều thực phẩm và chất dinh dưỡng vào dịp Tết, nhưng vận động vào những ngày này thường ít đi do quá bận rộn chuẩn bị ngày Tết. Một số khác lại vận động nhiều hơn ngày thường với những hoạt động đi chúc Tết, cầu phúc… đầu năm. Vận động không hợp lý có thể gây biến động đường máu, dẫn đến tăng hoặc giảm đường huyết đột ngột, làm tăng nguy cơ đột quỵ, hôn mê do hạ đường huyết

Sai lầm trong dùng thuốc:

Mỗi dịp Tết, người bệnh tiểu đường thường mắc phải một số sai lầm trong dùng thuốc như: Quên uống thuốc nhưng ăn uống không kiểm soát; hoặc uống thuốc xong nhưng quên ăn vì bận tiếp khách và đi chúc Tết; không kịp thời bổ sung đủ lượng thuốc cần dùng do tâm lý “kiêng khám chữa bệnh” đầu năm và khó khăn khi đến bệnh viện thăm khám vì Covid, khiến việc uống thuốc bị ngừng đột ngột; Sử dụng thảo dược không rõ nguồn gốc khiến việc kiểm soát đường huyết không hiệu quả, thậm chí gây: ngộ độc, suy đa tạng, tăng mức độ nhiễm trùng, hoại tử chi…

Những sai lầm thường gặp này khiến đường huyết của người bệnh tăng, giảm thất thường. Điều này không chỉ ẩn tàng nguy cơ hôn mê, đột quỵ và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác; mà còn là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc và tỷ lệ tử vong vì Covid 19 ở người tiểu đường.

Bí kíp vàng để người tiểu đường vui khỏe mùa Covid, yên tâm đón Tết

Theo các chuyên gia y tế, dù đối mặt với những xáo trộn trong sinh hoạt, vận động, dùng thuốc ngày Tết, nhưng nếu áp dụng đúng, đủ 4 nguyên tắc sau, người bệnh vẫn có thể kiểm soát tốt đường huyết, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, tránh nguy cơ lây nhiễm và tử vong do Covid:

  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết: Trong giai đoạn nghỉ tết, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi đường huyết nên người tiểu đường cần kiểm tra đường huyết, nhất là trước khi đi ăn tiệc và sau khi uống bia rượu 1h để tránh nguy cơ tăng giảm đường huyết đột ngột. Nếu có những chỉ số bất thường, vượt lên quá cao hoặc xuống quá thấp, bạn cần xem xét lại và ngay lập tức điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện nếu cần thiết.

  • Về ăn uống: dịp tết người bệnh vẫn cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, không kiêng khem quá mức và cần lưu ý những điều sau:

+/ Khi đi chúc Tết, nên hạn chế ăn bánh, kẹo ngọt, các loại quả khô như nho khô, mơ khô…Mỗi nhà dăm ba cái kẹo cũng khiến đường huyết rơi vào mức báo động.

+/ Trước mỗi bữa ăn, người tiểu đường nên ăn rau trước khi ăn các món chính để tạo thành hàng rào chất xơ cản trở hấp thụ đường vào ruột. Riêng với các loại dưa muối ăn kèm chứa rất nhiều đường và muối, người bệnh chỉ nên ăn mỗi bữa không quá một muỗng

+/ Với món ăn có chỉ số đường huyết cao như bánh chưng, chỉ ăn khoảng 100-150g (tương đương ¼ – ⅛ chiếc bánh, tùy loại) bánh trong mỗi lần ăn và ăn cách nhau ít nhất 8 giờ.

+/ Bệnh nhân có thể uống từ 1-2 ly rượu nhẹ, hoặc uống ít hơn 200ml rượu vang. Không nên uống các loại rượu mạnh: vodka, whiskey…

  • Về luyện tập: nên tập tại nhà ít nhất 30 phút mỗi ngày với những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản như các bài thể dục tay không, đi bộ quanh nhà, đi bộ chúc Tết những người thân ở gần…Liên tục cập nhật thông tin dịch bệnh Covid để lên kế hoạch du xuân hợp lý. Những hôm di chuyển nhiều, người bệnh cần kết hợp thời gian nghỉ hợp lý, mang theo bánh, kẹo dành cho người tiểu đường để bổ sung đúng lúc, tránh nguy cơ hạ đường huyết, đặc biệt, thường xuyên đeo khẩu trang và rửa tay sạch sẽ.
  • Về dùng thuốc:

+/ Dự trữ lượng thuốc đủ dùng trong ít nhất 2 tháng, để đảm bảo việc uống thuốc được duy trì đều đặn, tránh trường hợp dừng thuốc đột ngột do hết thuốc mà chưa kịp mua bổ sung vì giãn cách xã hội khi covid-19 bùng phát.

+/ Chuẩn bị và hẹn giờ uống thuốc mỗi khi có kế hoạch đi ra ngoài đảm bảo duy trì uống thuốc đúng, đủ liều, để duy trì đường huyết ổn định

 

  • Chia sẻ :

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu).

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường