5 lưu ý sống khoẻ cho người tiểu đường không lo biến chứng

12/12/2020

Theo thống kê của Bộ Y Tế, tiểu đường thuộc nhóm bệnh gây tử vong và tàn phế hàng đầu, chỉ sau Tim mạch và Ung thư. Cứ 10 ca tiểu đường ở Việt Nam có 6 ca được chẩn đoán có biến chứng. Các biến chứng nguy hiểm thường gặp nhất là: đột quỵ, suy thận, đoạn chi, mù lòa,… Vậy người tiểu đường cần lưu ý những gì để điều trị và phòng ngừa biến chứng hiệu quả?

Chế độ ăn uống cho người tiểu đường

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chỉ số đường huyết của người bệnh. Người bệnh tiểu đường nên ăn uống đa dạng nhưng chỉ ăn vừa đủ với yêu cầu, nên ăn nhiều chất xơ, hạn chế đồ ăn ngọt, hạn chế ăn tinh bột, không nên bỏ bữa mà nên chia nhỏ bữa ăn với 3 bữa chính và 2 bữa phụ.

Lượng ăn dành cho người tiểu đường phụ thuộc vào chỉ số đường huyết của thực phẩm – GI và tải trọng đường huyết (chỉ số hấp thu đường vào cơ thể) GL. Vì vậy, nên lựa chọn các thực phẩm có chỉ số GI<55 và GL <10. Với những thực phẩm có GI và GL cao thì nên hạn chế ăn đồng thời một lúc, nếu người bệnh thèm quá thì nên chia nhỏ ra thành các đợt ăn khác nhau.

  • Người bệnh có thể ăn các loại rau nhiều chất xơ, có chỉ số đường huyết thấp như: Rau cải xanh, bắp cải, đậu xanh, súp lơ, nấm,…
  • Các loại hoa quả có chỉ số đường huyết thấp: Cam, bưởi, táo, lê, dâu tây,…
  • Không nên uống các nước ép trái cây vì chỉ số đường huyết của nước ép cao hơn rất nhiều lần so với để dạng trái cây nguyên miếng, do các chất xơ trong hoa quả đã bị loại bỏ, thời gian hấp thụ đường vào cơ thể nhanh hơn.

Chế độ luyện tập cho người tiểu đường 

Luyện tập giúp tăng chuyển hóa đường từ máu vào mô cơ để giải phóng năng lượng, vì vậy giúp hạ và ổn định đường huyết hơn. Người bệnh tiểu đường không nên tập quá sức, chỉ nên tập luyện từ 30 – 40 phút/ngày, người bệnh có thể lựa chọn các bài tập hoặc môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình như: bơi lội, đi bộ, yoga, đi xe đạp… 

Người tiểu đường cần tuân thủ điều trị 

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và tái khám, kiểm tra đường huyết thường xuyên, xét nghiệm chỉ số HbA1c 3 tháng/lần giúp đánh giá chính xác độ ổn định đường huyết của người bệnh trong khoảng thời gian 2-3 tháng. Bên cạnh đó cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu biến chứng.

Một số sai lầm trong quá trình điều trị người bệnh tiểu đường cần tránh:

  • Không nên tự ý ngưng thuốc khi thấy chỉ số đường huyết đo tại nhà hạ xuống, bởi kết quả đo tại nhà chỉ phản ánh kết quả tại thời điểm đo, không phản ánh chính xác tình trạng bệnh. Người bệnh sau một thời gian điều trị sẽ phải đi xét nghiệm chỉ số HbA1c để bác sĩ đánh giá, điều chỉnh lại lượng thuốc. Nếu tự ý ngưng thuốc điều trị, không dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chủ quan không kiểm tra thường xuyên thì có thể khiến đường huyết tăng cao đột ngột, nguy cơ gây đột quỵ cao. 
  • Không nên tự ý tăng liều thuốc, hoặc uống bù thuốc do bữa trước quên không uống vì có thể dẫn đến hạ đường huyết quá mức, khiến não bộ không đủ glucose, cơ thể bị co giật, nặng hơn có thể rơi vào tình trạng hôn mê, bất tỉnh. Nếu không cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng chết não, để lại di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.

Người tiểu đường cần được điều trị bệnh lý song hành

Đa số người bệnh tiểu đường chỉ điều trị ổn định đường huyết mà lơ là không điều trị các bệnh lý song hành kèm theo như bệnh cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch… vì cho rằng các bệnh này ít quan trọng. 

Theo nghiên cứu, khoảng 80% bệnh nhân tiểu đường có kèm theo tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, rối loạn đông máu… và có tới 70% các bệnh nhân tiểu đường sẽ bị tử vong do các biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, đột quỵ). 

Theo lý giải của các bác sĩ: khi đường huyết tăng cao, độ nhớt trong máu sẽ làm tăng sự lắng đọng và bám dính của tế bào mỡ vào thành mạch, tạo nên các mảng xơ vữa và làm cho thành mạch bị hẹp dần lại. Bản thân thành mạch máu đã bị tổn thương và viêm do đường huyết tăng cao, khi bị nhiễm mỡ lại càng bị xơ vữa, xơ hóa và viêm dày lên, dần chít hẹp lòng mạch và gây tắc nghẽn. 

Thêm vào đó, khi mỡ máu cao tăng cao, mỡ máu xấu sẽ kháng lại chất in.su.lin – nội tiết tố do tuyến tụy tiết ra để điều hòa chuyển hóa đường, làm cho  đường huyết tăng cao trong máu. Đây là nguyên nhân khiến tiểu đường có kèm mỡ máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch từ 2 – 4 lần, tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ từ 2-6 lần và tăng nguy cơ bị tổn thương mạch máu gấp 10 lần cho người bệnh.

Vì vậy, nếu có các bệnh lý kèm theo, người bệnh tiểu đường cần điều trị song song sẽ giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình phát triển của biến chứng, giảm tỷ lệ tử vong xuống mức tối đa. 

Dùng Đông – Tây y kết hợp trong quá trình điều trị tiểu đường

Hiện nay, các nhóm thuốc tây y được sử dụng phổ biến giúp hạ đường huyết nhanh chóng, tuy nhiên lại gây nhiều tác dụng phụ độc với gan, thận làm cho chức năng gan thận kém, từ đó các biến chứng có thể xuất hiện. 

Xu hướng điều trị bệnh tiểu đường hiện nay các chuyên gia y tế khuyên nên dùng đông tây y kết hợp, phương pháp này phát huy được hiệu quả trị bệnh và an toàn hơn. Trong đó, dây thìa canh chuẩn hóa là loại thảo dược có hiệu quả cao nhất đối với bệnh tiểu đường.

nguoi-tieu-duong-yen-tam-vui-khoe-suot-mua-he-chi-sau-3-phut-doc-bai-nay

Cơ chế tác dụng của Dây thìa canh chuẩn hóa

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: Hoạt chất trong Dây thìa canh chuẩn hóa tác động lên tất cả các giai đoạn của quá trình tổng hợp đường trong cơ thể. Hoạt chất này có cấu trúc gần giống với đường. Vì vậy, khi uống vào trước ăn 30 phút, hoạt chất sẽ lấp đầy thụ thể ở ruột, chiếm chỗ của phân tử đường glucose, nhờ vậy mà làm giảm hấp thu đường ở ruột, giúp hỗ trợ ăn kiêng rất tốt cho người tiểu đường. 

Bên cạnh đó còn giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, giảm tân sinh đường từ gan, tăng sản xuất và hoạt tính in.su.lin, tăng men sử dụng đường tại các mô và cơ bắp, từ đó giúp hạ và ổn định đường huyết, hạ HbA1c về ngưỡng an toàn, phòng ngừa biến chứng tiểu đường.

Đồng thời, hoạt chất trong Dây thìa canh chuẩn hóa còn được chứng minh giúp tăng thải Cholesterol trong máu, tăng bài tiết Cholesterol, LDL-c và Triglyceride ra ngoài theo đường phân, nhờ đó giảm mỡ máu xấu. Đối với người tiểu đường, giảm mỡ máu còn giúp giảm nguy cơ xơ vữa mạch, phòng ngừa đột quỵ và giảm viêm tắc mạch máu, dẫn đến giảm nguy cơ cắt cụt chi, mù lòa….

Tại Việt Nam, công ty Nam Dược đã tiên phong đưa ra thị trường viên uống Diabetna được chiết xuất hoàn toàn từ Dây Thìa Canh chuẩn hóa GACP-WHO (tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới). Tính đến thời điểm hiện tại, Diabetna là sản phẩm duy nhất ứng dụng mẫu Dây Thìa Canh chuẩn hóa GACP-WHO của công trình nghiên cứu quốc tế, giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. 

Mới đây, Diabetna còn vinh dự và tự hào khi nhận giải thưởng: “Sản phẩm được tin dùng số 1 Việt Nam trong dòng thảo dược chiết xuất từ dây thìa canh sạch chuẩn quốc tế GACP cho người tiểu đường” – Theo kết quả bình chọn của Bạn đọc năm 2020 của Tạp chí Kinh tế Việt Nam. Giải thưởng là minh chứng cho chất lượng, uy tín của Diabetna trong tâm trí người tiêu dùng. 

Hướng dẫn sử dụng Diabetna đạt kết quả tốt nhất:

  • Uống 4 viên/ngày, chia 2 lần. Uống vào buổi sáng và buổi tối trước bữa ăn 30 phút. Trong ngày, người bệnh có thể sử dụng thêm Trà Diabetna thay cho trà uống hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. 
  • Liệu trình tối thiểu 2 tháng, nếu có điều kiện duy trì sử dụng lâu dài sẽ hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng, kiểm soát HbA1c, mỡ máu hiệu quả và ăn uống cũng không còn phải kiêng khem như trước.
  • Chia sẻ :

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường