5 nguyên tắc “ĂN” giúp giảm đường huyết, không lo suy thận

06/09/2018

Bệnh tiểu đường đã cần phải thực hiện một chế độ dinh dưỡng nhằm đảm bảo duy trì mức đường huyết an toàn. Khi gặp thêm biến chứng trên thận, chúng ta còn cần phải thực hiện thêm một chế độ ăn kiêng khác nhằm đảm bảo duy trì chức năng thận, bảo vệ thận khỏi bị hư hại thêm mà vẫn ổn định được đường huyết ở ngưỡng an toàn.

Dưới đây là 5 nguyên tắc “ĂN” giúp giảm đường huyết, không lo suy thận!

Nguyên tắc 1: Hạn chế thức ăn có nhiều photpho và kali

Nhờ vào hoạt động lọc máu của thận mà nồng độ photpho và kali luôn duy trì ở mức cân bằng. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân suy thận do tiểu đường thì sẽ xảy ra tình trạng tích tụ phospho và kali trong máu. Photpho tích tụ trong máu sẽ gây ra loãng xương, còn tình trạng thừa kali máu có thể gây ra rối loạn hoạt động của tim. 

Việc điều chỉnh lượng photpho và kali có trong khẩu phần ăn hàng ngày cần có sự tư vấn của bác sĩ sau khi đã xem xét các xét nghiệm về photpho máu, calci máu, kali máu, hormon tuyến cận giáp PTH,…

Bệnh nhân tiểu đường có biến chứng thận cần hạn chế ăn nhiều các thực phẩm giàu photpho (bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc nguyên hoạt, nấm đông cô, tôm khô, lòng đỏ trứng, thịt bò, pho-mat,…) và các thực phẩm giàu kali (sữa bò, bơ, chuối, hoai lang, khoai tây, cà chua, rau ngót, rau dền, đậu nành, trái cây khô, chocolate…). Thay vào đó, nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng photpho và kali thấp như táo, dứa, dâu tây, thịt gà, gạo trắng,…

Nguyên tắc 2: Cắt giảm lượng protein trong khẩu phần ăn

Cơ thể con người luôn cần có protein để phát triển, hồi phục và duy trì sức khỏe. Lượng protein ăn hàng ngày cũng cần phù hợp với trọng lượng cơ thể, mức độ hoạt động và điều kiện sức khỏe của từng người.

Những bệnh nhân bị bệnh thận cần hạn chế lượng protein để tránh tồn dư những chất chuyển hóa của protein. Một chế độ ăn uống giàu protein có thể khiến cho thận phải làm việc vất vả hơn và ngày càng suy kiệt. Theo các khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, lượng protein cung cấp cho cơ thể bệnh nhân tiểu đường có biến chứng thận nên ít hơn 0,8g/kg cân nặng/ngày.

Nguồn đạm nên chọn là nguồn đạm giá trị sinh học cao như thịt, cá, trứng… để đảm bảo đủ acid amin cơ bản cần thiết và dễ hấp thu.

Nguyên tắc 3: Giảm tinh bột nhằm kiểm soát lượng đường trong máu

Để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, tăng cường sức khỏe và “chống chọi” lại với bệnh tật, bệnh nhân suy thận cần được cung cấp đủ năng lượng với các nhóm chất dinh dưỡng: đạm, béo, bột đường. Tuy nhiên, người tiểu đường cần phải hạn chế đường nhằm kiểm soát lượng đường trong máu, điều này rất cần thiết để làm chậm sự tiến triển của biến chứng thận. Bên cạnh đó, nó cũng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng khác của bệnh tiểu đường như bệnh tim mạch, bệnh võng mạc đái tháo đường hoặc các vấn đề về thần kinh do đái tháo đường.

 

Nguyên tắc 4: Ăn nhạt, dưới 3g muối/ ngày

Bệnh nhân suy thận cần sử dụng thực phẩm chứa ít muối (2-3g/ngày – tương đương ¼ muỗng cafe) để giảm thiểu hoặc ngăn chặn việc tích lũy nước dẫn đến phù. Nên bỏ hẳn ăn mỳ chính, không nên sử dụng thực phẩm chế biến như sẵn: pho-mát, các loại thịt đóng hộp, muối hoặc hun khói vì chúng thường có lượng natri cao. Thay vào đó, hãy thử nấu ăn với các loại thảo mộc tươi, nước cốt chanh hoặc các loại gia vị không có muối khác.

Nguyên tắc 5: Tùy theo mức độ suy thận mà kiểm soát lượng nước đưa vào cơ thể

Ở người bình thường, lượng nước vào cơ thể từ các nguồn thức ăn, nước uống khoảng 3.000ml và mất đi một lượng tương đương chủ yếu qua nước tiểu (khoảng 2.000ml) và một phần nhỏ qua mồ hôi, phân, hơi thở. Khi thận bị suy, chức năng thanh thải nước tự do hay khả năng tạo nước tiểu mất đi khiến cơ thể bị dư thừa nước. Lượng nước dư thừa này là nguyên nhân góp phần làm tăng huyết áp, khiến đường huyết không ổn định. gây khó thở do phù phổi cấp và phù dưới da (tay, chân, mặt…) cũng như tràn dịch các khoang màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim… ở người suy thận.

Do đó người bệnh tiểu đường có biến chứng thận chỉ nên uống một lượng nước vừa phải, ở giai đoạn nặng cần phải hạn chế uống nước để tránh làm tăng gánh nặng cho thận. Lượng nước này có thể được bổ sung thông qua lượng nước uống hàng ngày, các thực phẩm chứa nhiều nước như súp, kem, quả mọng nước,… Tốt nhất là bệnh nhân nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng về lượng nước mình nên cung cấp cho cơ thể hàng ngày.

Nếu gia đình bạn có người bị tiểu đường hay người bị bệnh thận, hãy lưu ý 05 nguyên tắc về dinh dưỡng trên để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình nhé.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ngăn chặn biến chứng suy thận cũng như các biến chứng tiểu đường khác bằng cách duy trì chế độ ăn uống, tập luyện khoa học, dùng thuốc đều đặn và sử dụng kết hợp các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược như TPBVSK Diabetna, giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Với sứ mệnh “tận tâm vì sức khỏe người Việt, Nam Dược đã không ngừng đầu tư nghiên cứu, xây dựng vùng trồng Dây thìa canh chuẩn hóa theo tiêu chuẩn GACP-WHO của tổ chức y tế thế giới tại Hải Lộc – Hải Hậu – Nam Định từ năm 2011 dưới sự hướng dẫn và giám sát kỹ thuật của tổ chức HELVETAG – Thụy Sĩ; sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP-WHO của nhà máy Nam Dược. 
Nhờ chất lượng vượt trội, 10 năm qua, Diabetna đã thắp sáng niềm tin cho hàng triệu bệnh nhân tiểu đường, giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng một cách an toàn, hiệu quả.

Hướng dẫn sử dụng Diabetna đạt kết quả tốt nhất:

  • Uống 4 viên/ngày, chia 2 lần. Uống vào buổi sáng và buổi tối trước bữa ăn 30 phút. Trong ngày, người bệnh có thể sử dụng thêm Trà Diabetna thay cho trà uống hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. 
  • Liệu trình tối thiểu 2 tháng, nếu có điều kiện duy trì sử dụng lâu dài sẽ hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng, kiểm soát HbA1c, mỡ máu hiệu quả và ăn uống cũng không còn phải kiêng khem như trước.
 Hòm thư hỗ trợ:

  • Để được tư vấn về bệnh tiểu đường, gọi tới tổng đài MIỄN PHÍ CƯỚC GỌI: 1800 5777 59

  • Tra cứu nơi bán sản phẩm: BẤM VÀO ĐÂY

  • Đặt hàng trực tuyến TPBVSK Diabetna ngay tại đây để nhận được những ưu đãi lớn: MUA NGAY
  • Hiệu quả của sản phẩm tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người.

  • Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

  • Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty TNHH Nam Dược

    ĐC: Lô M13 (C4-9) – KCN Hòa Xá – Xã Mỹ Xá – TP. Nam Định – Tỉnh Nam Định

    Phân phối bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân

    ĐC: Lô A18/D7 khi đô thị mới Cầu Giấy, Dịch Vọng

  • Chia sẻ :

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường