5 nguyên tắc giúp người tiểu đường ăn Tết vui khỏe, không lo tăng đường huyết

23/01/2025

Tết đến, xuân về là dịp để nghỉ ngơi và sum họp bên mâm cơm gia đình ấm cúng với rất nhiều những món ăn truyền thống như bánh chưng, thịt giò, đồ uống có cồn, có ga, kẹo mứt Tết,… Thế nhưng, những xáo trộn trong ăn uống và chế độ sinh hoạt dễ khiến đường huyết tăng cao khó kiểm soát, nguy cơ biến chứng vì thế cũng luôn rình rập. 

Vậy người tiểu đường cần lưu ý gì để ăn Tết vui mà đường huyết vẫn khỏe? Cũng Diabetna tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Những thói quen phổ biến khiến đường huyết tăng cao trong dịp Tết

“Buông lỏng kỷ luật” trong ăn uống

Người Việt thường có quan niệm “ăn Tết, chơi Tết”, vì vậy mà có rất nhiều bệnh nhân tiểu đường vào những ngày bình thường kiểm soát rất tốt chế độ ăn uống, nhưng vào dịp Tết lại “buông lỏng kỉ luật”.

Việc xáo trộn trong chế độ dinh dưỡng ngày Tết là nguy cơ tiềm tàng khiến đường huyết rối loạn.  

Những cuộc tụ họp kéo dài hàng giờ trên bàn ăn, tiệc tùng liên tiếp nhiều ngày khiến người tiểu đường ăn không đúng bữa, tần suất ăn cũng bị tăng lên so với ngày thường, và khó kiểm soát được lượng ăn hàng ngày. Mặt khác, các món ăn phổ biến của ngày Tết như bánh chưng, thịt đông, miến xào, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ…. đa phần đều là những món mà người bệnh tiểu đường cần hạn chế, do chứa rất nhiều tinh bột, chất béo và các cholesterol xấu, dễ làm tăng đường huyết, tăng mỡ máu, dẫn đến các biến chứng tim mạch, đột quỵ ở người tiểu đường. Ví dụ  như trong 100g thực phẩm: miến dong chứa tới 82g đường, gạo nếp chứa 75g đường, gan lợn chứa 368mg cholesterol, thịt bò chứa 150mg cholesterol…

Bên cạnh đó, việc sử dụng thường xuyên các loại bánh kẹo, mứt Tết hay nước ngọt có ga, bia rượu cũng là một tác nhân khiến đường huyết của người bệnh tăng vọt.

Bánh mứt Tết – Thực phẩm “khó chối từ” của người tiểu đường trong mỗi dịp Tết về.

“Lơ là” việc tập luyện  

Trong thời gian đầu năm, mọi người thường rất bận rộn với các hoạt động như đi thăm hỏi người thân, bạn bè, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí. Vì vậy, nhiều thói quen sinh hoạt thường ngày, trong đó có việc tập luyện bị xáo trộn, điển hình như không tập luyện, tập luyện sai cách – đây là một nguyên nhân khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn sau Tết. 

Dùng thuốc không đúng chỉ định

Những bận rộn ngày Tết khiến người tiểu đường quên uống thuốc, uống không đúng giờ giấc, uống thuốc rồi lại nhớ chưa uống, thậm chí hết thuốc cũng “tặc lưỡi” cho qua, bữa này không uống thì bữa sau uống bù. Đây là sai lầm rất nguy hiểm,sẽ làm đường huyết tăng cao, có thể gây nhiễm toan máu, nếu không được cấp cứu kịp thời, sẽ dẫn đến hôn mê gây đe dọa tính mạng. Bên cạnh đó, một số trường hợp tự ý tăng liều thuốc Tây, hoặc uống bù thuốc do bữa trước quên không uống dẫn đến hạ đường huyết quá mức.

Quên uống thuốc, uống thuốc không đúng liều là điều thường gặp ở người tiểu đường trong dịp Tết.

Nguyên tắc giúp người tiểu đường vui Tết không lo tăng đường huyết

Theo các chuyên gia y tế, với những xáo trộn trong sinh hoạt và vận động ngày Tết, nếu biết cách, người tiểu đường vẫn có thể “Yên tâm ăn Tết”, không lo tăng đường huyết:

  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết: Trong giai đoạn nghỉ Tết và đi chơi Tết, người tiểu đường cần đảm bảo giám sát thật tốt đường huyết. Việc kiểm soát tốt đường huyết sẽ vừa giúp nhận biết sớm các dấu hiệu của đường huyết tăng, người bệnh sẽ có sự điều chỉnh trong chế độ ăn uống, tập luyện hàng ngày, đồng thời có những phương án xử lý tránh những biến chứng nguy hiểm.
  • Kiểm soát chế độ dinh dưỡng: Người tiểu đường nên lựa chọn những thức ăn có chỉ số đường huyết thấp để sau khi ăn, đường huyết của người bệnh không bị tăng đột ngột gây nguy hiểm.

+  Với món ăn có chỉ số đường huyết cao như bánh chưng, chỉ ăn khoảng 100-150g (tương đương ¼ – ⅛ chiếc bánh, tùy loại) bánh trong mỗi lần ăn và ăn cách nhau ít nhất 8 giờ.

+ Thịt kho, thịt đông, lạp xưởng, giò thủ giàu đạm nhưng chứa nhiều mỡ, lượng muối cao không tốt cho người bệnh tiểu đường, tim mạch nên cần hạn chế ăn, chỉ ăn khoảng 1 – 2 lần trong suốt dịp Tết.

+ Nên ăn nhiều loại rau xanh (bông cải xanh, bí ngô, đậu, cà rốt, hành tây), các loại trái cây (bưởi, dâu tây, đào, táo, cam, đu đủ…). Hạn chế ăn bắp, khoai tây, khoai lang.

+ Mứt, bánh kẹo, nước ngọt có ga có hàm lượng đường cao, người bệnh tiểu đường không nên tiêu thụ nhiều. Nên sử dụng nước lọc hoặc trà không đường trong những buổi trò chuyện trong dịp Tết để thay thế cho các loại nước ngọt, cà phê.

+ Nên hạn chế uống rượu, bia, sâm banh. Nếu uống chỉ nên uống ít: < 300ml bia, <140 ml rượu vang, < 30ml rượu mạnh… chỉ nên uống trong bữa ăn. Không được uống rượu cùng với một số thuốc điều trị tiểu đường.

  • Dùng thuốc đều đặn: Người bệnh nên dự trữ lượng thuốc đủ dùng trong ít nhất 3-4 tuần để đảm bảo việc uống thuốc được duy trì đều đặn. Đặc biệt luôn chuẩn bị và hẹn giờ uống thuốc mỗi khi có kế hoạch đi ra ngoài đảm bảo duy trì uống thuốc đúng, đủ liều, để duy trì đường huyết ổn định.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng trong dịp Tết, người bệnh nên kết hợp thuốc tây y và TPBVSK Diabetna.

Lưu ý: Thực phẩm này ko phải là thuốc và ko có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

  • Chia sẻ :

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu).

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments