Cập nhật hướng dẫn điều trị tiểu đường mới từ ADA 2024: Kiểm soát đường huyết đa mục tiêu

17/10/2024

Theo hướng dẫn điều trị tiểu đường mới của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, tiêu chuẩn chăm sóc bệnh đái tháo đường năm 2024 bao gồm: kiểm soát béo phì theo cá nhân hóa, xây dựng các hành vi sức khỏe tích cực và duy trì tâm lý tốt trong điều trị là nền tảng để đạt được các mục tiêu quản lý bệnh và tối ưu hóa chất lượng cuộc sống. 

Đặc biệt, việc điều trị bệnh tiểu đường không chỉ dừng lại ở kiểm soát nồng độ glucose trong máu mà cần phối hợp kiểm soát đường huyết đa mục tiêu để ngăn ngừa biến chứng, tránh tổn thương các cơ quan đích.

Kiểm soát đường huyết đa mục tiêu: “Chiến lược lục giác kim cương” cho người tiểu đường

Việc xác định rõ ràng các mục tiêu điều trị là yếu tố then chốt để đảm bảo quản lý hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Trong hướng dẫn mới năm 2024, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) đã nhấn mạnh 6 mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với người bệnh tiểu đường bao gồm: Kiểm soát nồng độ glucose trong máu; Kiểm soát chỉ số HbA1c; Lựa chọn thuốc kiểm soát đường huyết bảo vệ chức năng tim thận; Kiểm soát cân nặng; Kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch; Dược điều trị trong quản lý đường huyết.

Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ (ADA) 2024 đã đưa ra các khuyến cáo về mục tiêu điều trị đái tháo đường

Sự phối hợp kiểm soát đa mục tiêu này còn được gọi là “chiến lược lục giác kim cương” nhằm ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh tiểu đường đồng thời bảo vệ các cơ quan đích, tối ưu hóa chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cụ thể chi tiết từng mục tiêu như sau:

  1. Kiểm soát nồng độ glucose trong máu

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), mục tiêu kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường không mang thai sẽ thông qua các chỉ số cụ thể sau:

– Đường huyết lúc đói: 3,9 – 7,2 mmol/l (70 – 130 mg/dL)

– Đường huyết sau ăn 1-2 giờ: dưới 10 mmol/L (< 180mg/dL )

– Đường huyết trước khi ngủ: 110mg/dL – 150mg/dL (6,0mmol/L-8,3mmol/L).

Người bệnh tiểu đường cần nỗ lực đưa chỉ số đường huyết về mức mục tiêu theo khuyến cáo.

2. Kiểm soát chỉ số HbA1c

Mục tiêu chung cho cả đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 là HbA1c < 7 %. Trong đó, Hemoglobin A1C (HbA1C) được dùng để đánh giá sự kiểm soát đường huyết trong thời gian dài, là mục tiêu chính của việc kiểm soát và điều trị đái tháo đường. Xét nghiệm này cần làm từ 2 đến 4 lần trong 1 năm.

Lưu ý: Xét nghiệm HbA1c cần phải làm ở cùng 1 phòng xét nghiệm để dễ so sánh, nếu 2 lần xét nghiệm liên tiếp cách nhau 3 tháng mà HbA1c > 8% cần phải thay đổi cách thức điều trị, chỉ cần giảm 1% (ví dụ từ 8 xuống 7%) sẽ làm giảm được 35% nguy cơ mắc biến chứng mạch máu nhỏ như bệnh thận, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh do đái tháo đường.

3. Lựa chọn thuốc kiểm soát đường huyết bảo vệ chức năng tim thận

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính và người bệnh sẽ phải dùng thuốc cả đời, vì vậy, việc lựa chọn thuốc điều trị tiểu đường không chỉ tập trung vào việc giảm đường huyết, mà còn cần bảo vệ các cơ quan quan trọng như tim và thận, tránh các tác dụng phụ không mong muốn lên các cơ quan đích.

Người bệnh tiểu đường được khuyến cáo ưu tiên phối hợp thuốc giúp bảo vệ tim thận.

Theo đó, xu hướng điều trị được các chuyên gia khuyên dùng cho người bệnh tiểu đường những năm gần đây chính là Đông – Tây y kết hợp, việc phối hợp này sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị, ngừa biến chứng, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào tân dược và hạn chế những tác dụng phụ của thuốc tân dược lên gan thận, tim mạch của người bệnh, bảo vệ toàn diện sức khỏe.

4. Kiểm soát cân nặng

Tại hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường mới nhất, ADA đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát cân nặng ở người bệnh tiểu đường. Theo đó, giảm cân được coi là một chiến lược để cải thiện quản lý glucose máu và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến cân nặng.

Việc giảm 10-15% trọng lượng cơ thể trở lên có thể có tác dụng điều chỉnh bệnh và dẫn đến thuyên giảm bệnh tiểu đường.

Kiểm soát cân nặng là mục tiêu quan trọng, được ADA nhấn mạnh trong hướng dẫn điều trị

Bên cạnh đó, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) cho biết, ngoài BMI, các phép đo khác về phân bổ chất béo cần được xem xét khi điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường type 2, bao gồm sử dụng các phép đo khác về phân bổ mỡ trong cơ thể, chẳng hạn như chu vi vòng eo, tỷ lệ vòng eo/hông và/hoặc tỷ lệ vòng eo/chiều cao cùng lúc với BMI (so với hướng dẫn năm 2023, ADA chỉ tập trung vào BMI).

5. Quản lý các yếu tố nguy cơ tim mạch

Bên cạnh việc kiểm soát đường huyết, người bệnh cần kiểm soát đồng thời các yếu tố nguy cơ như kiểm soát huyết áp, kiểm soát lipid máu. Cụ thể:

– Kiểm soát huyết áp: Việc duy trì huyết áp dưới 140/80 mmHg là cần thiết để phòng ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ và suy thận. Theo đó, người bệnh cần kết hợp giữa thuốc và thay đổi lối sống, bao gồm chế độ ăn ít muối và tăng cường hoạt động thể chất.

– Quản lý lipid máu: Mục tiêu quản lý lipid máu bao gồm giảm LDL cholesterol, tăng HDL cholesterol và giảm triglyceride. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro xơ vữa động mạch, một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Việc sử dụng thuốc điều trị lipid máu và điều chỉnh chế độ ăn uống là những biện pháp không thể thiếu trong quá trình này.

6. Dược điều trị trong quản lý đường huyết

ADA khuyến cáo nên lựa chọn các phương pháp mang lại hiệu lực để đạt được các mục tiêu: Thuốc metformin hoặc các nhóm thuốc khác bao gồm liệu pháp kết hợp nhưng mang lại hiệu quả toàn diện để đạt được và duy trì các mục tiêu điều trị, ưu tiên mục tiêu tránh hạ đường huyết.

Như vậy, theo các khuyến cáo trên của ADA, việc kết hợp các loại thuốc trong điều trị tiểu đường đặc biệt là phương pháp Đông – Tây y kết hợp một lần nữa được nhấn mạnh và khẳng định tính hiệu quả. Phương pháp này không chỉ giúp người bệnh kiểm soát đường huyết bền vững, ngăn ngừa biến chứng bệnh mà còn giúp bảo vệ các cơ quan đích như tim, mạch, thận đồng thời tránh hạ đường huyết quá mức.

Lưu ý: Thực phẩm này ko phải là thuốc và ko có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

  • Chia sẻ :

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu).

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments