5 Sai lầm khi chăm sóc bàn chân người tiểu đường mùa lạnh.

07/11/2018

Theo các chuyên gia y tế, trời lạnh sẽ làm cho biến chứng bàn chân tăng nặng lên. Điều này càng trầm trọng hơn với những người tiểu đường mắc các sai lầm trong chăm sóc bàn chân ngày lạnh. Đây là nguyên nhân chính khiến họ có nguy cơ bị viêm loét, thậm chí hoại tử, phải cắt cụt chi.

Vì sao trời lạnh lại khiến biến chứng bàn chân tăng nặng thêm

Theo Ths.Bs Nguyễn Huy Cường – Nguyên Phó trưởng khoa Đái tháo đường – Bệnh viện Nội tiết trung ương: “Gặp lạnh là 1 tình trạng stress và cơ thể chúng ta phải tiết ra những chất chống lại cái lạnh gọi là hoocmon chống stress. Và những hoocmon này lại đồng thời làm tăng đường máu. Mặt khác, khi gặp lạnh, vùng tưới máu đến lớp da bên ngoài sẽ bị co lại, đặc biệt ở tay và chân. Do đó, tốc độ dẫn truyền của máu đến chân giảm đi, nhất là ở các mạch máu nhỏ. Cộng với cảm giác bị tê cóng chân tay do thời tiết khiến cho bàn chân rất dễ bị tổn thương mà người bệnh không cảm nhận được. Hệ quả là, chỉ cần một vết xước nhỏ cũng có thể dẫn tới loét, nhiễm khuẩn và cắt cụt bàn chân. 

Trường hợp ông N. B. C. trú tại TP.Yên Bái, tỉnh Yên Bái là một ví dụ. Ông bị tê bì các ngón chân. Cứ tưởng đó là do triệu chứng phát cước khi mùa rét đến, nào ngờ ngón chân dần thâm đen. Đến khi xuống Bệnh viện Nội tiết Trung ương, ông đã phải tháo bỏ 3 ngón chân vì bị biến chứng thân kinh gây hoại tử.  

5 sai lầm phổ biến khi chăm sóc bàn chân người tiểu đường ngày lạnh

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, người bệnh cần tránh các sai lầm thường gặp sau, thì có thể hạn chế rủi ro cắt cụt chi do bị biến chứng bàn chân tiểu đường. Nhưng sai lầm này tưởng rất nhỏ, nhưng lại gây nên tổn thương cho bàn chân. Lâu ngày, những tổn thương này sẽ bị viêm, loét, nếu không phát hiện kịp thời, có thể khiến người bệnh phải cắt cụt chi bất cứ lúc nào.

1/ Vệ sinh chân không đúng cách

Người tiểu đường thường không có thói quen kiểm tra nước rửa chân hoặc nước tắm bằng nhiệt kế đo nước. Đồng thời cũng không có thói quen soi đèn kiểm tra chân và móng hàng ngày. Sai lầm này khiến cho họ không hề hay biết mình bị bỏng hoặc bị những tổn thương ở chân dù là rất nhỏ.

Một số trường hợp cắt móng chân quá sát phần da và cắt vào khóe móng cũng gây ra những tổn thương cho chân.

2/ Sử dụng tất, giầy, dép không đúng cách

Đi chân trần hoặc dùng dép xỏ ngón dưới nền nhà, đi tất quá chật, tất có nhiều đường may ở bên trong hoặc đi giầy chật, đi giầy mà không đi tất, hay không kiểm tra giầy trước khi đi cũng là sai lầm rất dễ tạo thành các vết loét, vết xước ở chân của người tiểu đường.

3/ Sử dụng kem nẻ, kem dưỡng ẩm sai cách

Không bôi kem nẻ, kem dưỡng ẩm cho gót chân hoặc bôi quá nhiều kem dưỡng ẩm vào kẽ ngón chân cũng là môi trường rất thuận lợi để vi khuẩn, nấm tụ tập ở những vùng này. Đồng thời tạo thành vết loét.

4/ Chườm nóng, sưởi chân hoặc ngâm chân nước nóng

Bên cạnh đó, thời tiết lạnh cũng khiến nhiều người tiểu đường có thói quen chườm nóng, sưởi chân, hoặc ngâm chân bằng nước nóng. Tuy nhiên, do sự nhạy cảm về cảm giác của người tiểu đường mùa lạnh thường giảm, nên không ít trường hợp đã bị bỏng do cắm máy sưởi quá lâu, hoặc ngâm chân bằng nước quá nóng.

5/ Ngồi sai tư tế

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, nhiều người tiểu đường hay ngồi bắt chéo chân quá lâu hoặc ngồi không kê chân lên cũng là nguyên nhân làm tốc độ tưới máu xuống chân giảm đi. Bởi vậy, biến chứng tê bì chân tay càng tăng nặng.

Chăm sóc như thế nào mới gọi là đúng cách?

Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên rèn luyện thói quen kiểm tra chân và móng hàng ngày. Đồng thời nên sử dụng nhiệt kế đo nước để không gây bỏng cho chân. Cần rửa chân, vệ sinh chân sạch sẽ bằng xà bông diệt khuẩn, sát trùng. Nên cắt móng chân theo chiều ngang, tránh cắt vào sát khóe móng để tránh những tổn thương do móng chân mọc quặp.

Lau khô chân nhẹ nhàng bằng khăn, tránh trường hợp chân bị trầy xước do lực lau quá mạnh. Đồng thời bôi kem dưỡng ẩm ở gót chân để phòng tránh chân bị nứt do thời tiết lạnh và hanh khô. Tuy nhiên cần tránh bôi kem dưỡng ẩm nhiều vào kẽ ngón chân để phòng bị nấm.

Nên đi tất và dép đi trong nhà. Chọn tất rộng vừa phải, làm bằng sợi cotton mềm và nên lộn trái tất để tránh các tổn thương do đường may ở tất gây ra.

Không nên chườm nóng, sưởi chân hoặc ngâm chân nước nóng, kể cả khi thấy tê bì hoặc lạnh chân để tránh bị bỏng hoặc tổn thương do nhiệt.

Ngoài ra, nên điều chỉnh tư thế ngồi, không nên bắt chéo chân quá lâu, và nên kê cao chân nếu có thể.

Mặt khác, hãy cử động tập thể dục cho ngón chân ít nhất 2-3 lần mỗi ngày.

Bên cạnh chăm sóc bàn chân, cần làm gì để phòng ngừa biến chứng tiểu đường?

Theo các chuyên gia y tế, nếu hạ và giữ được đường huyết và mỡ máu ổn định ở mức an toàn, hoàn toàn có thể ngăn ngừa được biến chứng bàn chân ở người tiểu đường.

Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm ra một loại dược liệu giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hạ mỡ máu xấu vượt trội để chiết xuất thành sản phẩm hỗ trợ điều trị dạng viên cho người tiểu đường. Hoạt chất trong cây này tác động vào tất cả các quá trình tổng hợp đường của cơ thể: ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm tân sinh đường ở gan vào máu, tăng men sử dụng đường ở mô và cơ. Ngoài ra có tác dụng hỗ trợ hạ mỡ máu xấu.

Tháng 4/2018 loại cây này chính thức được ghi vào dược điển Việt Nam –văn bản quy phạm kỹ thuật quan trọng về tiêu chuẩn hóa thuốc được áp dụng trong ngành Dược.

Tại Hội nghị Khoa học “Xu hướng Đông Tây y kết hợp trong điều trị tiểu đường và Công bố 2 hoạt chất mới có tác dụng hạ đường huyết từ Dây thìa canh Việt Nam” do Tổng hội Y học tổ chức dưới sự tài trợ của Liên Minh Châu Âu và nhãn hàng Diabetna – sản phẩm được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt tiêu chuẩn GACP – WHO tại Hải Hậu, Nam Định và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh, các chuyên gia đã khuyến khích người bệnh nên kết hợp Tây y với các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giúp quá trình điều trị được hiệu quả hơn.

Đặc biệt, tại Hội thảo các chuyên gia cũng đánh giá cao Công trình nghiên cứu “Tìm ra 2 hoạt chất có tác dụng hạ đường huyết từ Dây thìa canh Việt Nam” của TS Hoàng Minh Châu – Tổng Giám đốc Công ty Cổ Phần Nam Dược và cộng sự là các nhà khoa học Hàn Quốc, các nhà nghiên cứu của Nam Dược.

VTV14 Đưa tin Hội thảo Khoa học – Đột phá mới trong nghiên cứu về Dây thìa canh giúp hạ đường huyết

Qua nghiên cứu Dây thìa canh từ vùng trồng đạt tiêu chuẩn GACP – WHO tại Hải Hậu, Nam Định của Công ty Nam Dược, nghiên cứu đã phát hiện ra 9 hoạt chất saponin mới trong Dây thìa canh Việt Nam, khác biệt so với Dây thìa canh Ấn Độ (Kết quả bước đầu đã được kiểm duyệt và đăng trên tạp chí khoa học hàng đầu thế giới Phytochemistry).

Sau khi thử tác dụng sinh học của 9 hoạt chất này, nhóm nghiên cứu đã xác định được 2 chất: chất 4[29-O-(β-D-glucopyranosyl gymnemagenol 3-O-β-D-glucuronopyranoside] và chất 5 [Gymnemagenol 3-Oβ-D-glucuronopyranoside] có tác dụng hạ đường huyết mạnh.

Đây là cơ sở để nâng cao chất lượng, hiệu quả hạ đường huyết của các sản phẩm được bào chế từ Dây thìa canh đạt tiêu chuẩn GACP – WHO tại Hải Hậu, Nam Định.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu ở Viêt Nam và trên thế giới cũng đã chỉ ra rằng hoạt chất trong Dây thìa canh có tác dụng tăng men sử dụng đường ở mô cơ, tăng thải Cholesterol, giảm mỡ máu, từ đó làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.

Hiện nay, trên thị trường có hàng trăm sản phẩm thảo dược dành cho bệnh tiểu đường. Nhưng chỉ có TPBVSK Diabetna là được chiết xuất 100% từ Dây thìa canh chuẩn hóa GACP-WHO tại Hải Hậu, Nam Định (Tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới) và được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu cấp Bộ về nguyên liệu Dây thìa canh, kế thừa nghiên cứu quốc tế về Dậy thìa canh. 

Năm 2016, một nghiên cứu của Đại học Dược Hà Nội về dược lý học của Dây thìa canh trong Diabetna đã chứng minh, TPBVSK Diabetna không gây hại lên gan, thận, chức năng tạo máu và các chức năng khác của cơ thể.

Hướng dẫn sử dụng Diabetna đạt kết quả tốt nhất:

  • Uống 4 viên/ngày, chia 2 lần. Uống vào buổi sáng và buổi tối trước bữa ăn 30 phút. Trong ngày, người bệnh có thể sử dụng thêm Trà Diabetna thay cho trà uống hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. 
  • Liệu trình tối thiểu 2 tháng, nếu có điều kiện duy trì sử dụng lâu dài sẽ hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng, kiểm soát HbA1c, mỡ máu hiệu quả và ăn uống cũng không còn phải kiêng khem như trước.
 Hòm thư hỗ trợ:

  • Tra cứu nơi bán sản phẩm: BẤM VÀO ĐÂY

  • Hiệu quả của sản phẩm tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người.

  • Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

  • Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty TNHH Nam Dược

    ĐC: Lô M13 (C4-9) – KCN Hòa Xá – Xã Mỹ Xá – TP. Nam Định – Tỉnh Nam Định

    Phân phối bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân

    ĐC: Lô A18/D7 khi đô thị mới Cầu Giấy, Dịch Vọng

  • Chia sẻ :

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường