Những sự thật cần biết về bệnh tiểu đường

17/09/2016

Các triệu chứng tiểu đường thường không điển hình nên khi có dấu hiệu rõ rệt thì bệnh đã trở nặng. Vì thế, việc phát hiện sớm bệnh tiểu đường sẽ giúp ích trong việc kiểm soát bệnh và mang lại cuộc sống bình thường.

Không có nhiều người phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm 

Bệnh tiểu đường thường không có các dấu hiệu rõ rệt, các triệu chứng tiểu đường thường diễn ra âm thầm nên khi được chấn đoán thì có người đã mắc bệnh từ 5 đến 10 năm, và lúc này thì đã xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Đó cũng là lý do mà bệnh tiểu đường được gọi là “kẻ giết người âm thầm”.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh đang có xu hướng gia tăng đáng báo động

Nếu bạn cảm thấy mình có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do thói quen ăn uống, lối sống hoặc có người thân bị tiểuđường thì hãy đến gặp bác sỹ để được tiến hành các xét nghiệm quan trọng. Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, giai đoạn đầu có thể được kiểm soát nhờ thay đổi chế độ ăn uống khoa học, vận động thường xuyên mà không cần dùng thuốc.

Tiểu đường có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm

Các bệnh tăng nhãn áp, suy giảm thị lực,… là các biểu hiện tiểu đường giai đoạn cuối. Nếu không kiểm soát được đường huyết sẽ dẫn đến hệ quả nguy hiểm như mù mắt, suy tim, suy thận.

Tiểu đường có thể gây ra biến chứng ở nhiều bộ phận

Ở người bệnh tiểu đường, do đường huyết tăng cao làm cản trở sự lưu thông máu và cản trở tế bào bạch cầu đến chữa lành vết thương. Nên chỉ với một vết thương nhỏ cũng có thể dẫn đến hoại tử. Vì thế, khi thấy các vết thương chậm lành, dễ bị nhiễm trùng,… đấy có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tiểu đường. Và người tiểu đường cần chú ý kiểm tra bàn chân thường xuyên, luôn mang dép khi ra ngoài và vệ sinh bàn chân sạch sẽ hàng ngày.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường không có triệu chứng

Các dấu hiệu của tiểu đường tuýp 2 thường không rõ ràng, vì thế khi được chẩn đoán thì đã quá muộn. Vì thế, nếu bạn có các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường như béo phì, thừa cân, tuổi trên 45 thì nên đến trung tâm y tế để xét nghiệm đường huyết và chẩn đoán tiểu đường khi có các dấu hiệu bất thường cảnh báo tiểu đường.

Các chuyên gia cho biết, béo phì là yếu tố gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Nhiều người đã tìm đến phương pháp phẫu thuật giảm béo để kiểm soát bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sỹ để có sựa lựa chọn tốt nhất cho bản thân.

Và tốt nhất, người bệnh cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp vận động và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ để kiểm soát tốt nhất đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

  • Chia sẻ :

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu).

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường