
Chuyên gia tư vấn
0914.482.928
08/01/2018
Suy thận là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 9 ở các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, số lượng bệnh nhân bị suy thận mãn giai đoạn cuối là 800.000 người và có tốc độ gia tăng chóng mặt. Trong đó, có đến 40% các trường hợp bị suy thận có nguyên nhân từ tiểu đường. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh tiểu đường có nguy cơ phải đối mặt với sự tàn phế và tử vong do suy thận.
Thận là cơ quan đóng vai trò như một hệ thống máy lọc tự nhiên cho cơ thể, nhằm loại bỏ chất độc hại, cặn bã qua đường nước tiểu và giữ lại các chất thiết yếu kiến tạo nên cơ thể thông qua một hệ thống các túi lọc.
Bình thường, máu chảy vào thận thông qua động mạch thận, bao gồm vô vàn các mao mạch. Khi đường huyết tăng cao, các mao mạch ở thận sẽ bị tổn thương và lớp trong cùng của mao mạch có xu hướng dày lên, làm cản trở khả năng lọc máu.
Thêm vào đó, lượng đường huyết tăng cao khiến thận phải “làm việc” (lọc) quá nhiều, dẫn đến tình trạng quá tải, hệ thống lọc bị phân hủy. Do đó, thận mất dần khả năng vốn có, dẫn đến việc không thể tự đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể. Nếu không thay thận hoặc chạy thận nhân tạo cả đời, người bệnh sẽ không thể duy trì sự sống.
Các triệu chứng suy thận do đái tháo đường không rõ rệt. Thời kỳ đầu, bệnh thường diễn biến âm thầm. Người bệnh thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có thể kèm theo nước tiểu vẩn đục, tiểu buốt, nước tiểu nặng mùi, phù nhẹ rất khó phát hiện… Khi bệnh nặng hơn thì phù ngày càng tăng, tiểu ít, có thể vô niệu (không đi tiểu được).
Một số liệu thống kê cho thấy, có đến 43,8% số ca bệnh nhân chạy thận là do biến chứng của bệnh tiểu đường. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong do suy thận giai đoạn cuối lên đến 90%, việc thay thận hay điều trị đều vô cùng tốn kém.
Chưa kể, việc phải điều trị thuốc cả đời khiến cho người bệnh phải đối mặt với việc suy giảm chức năng gan, thận do tác dụng phụ của thuốc tây.
Suy thận do đái tháo đường không có thuốc điều trị tận gốc. Do đó, việc kiểm soát đường huyết ở chỉ số an toàn là mục tiêu tiên quyết để phòng ngừa biến chứng về thận và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.
Kiềng ba chân giúp kiểm soát tốt đường huyết và mỡ máu là chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc đúng chỉ định. Người bệnh nên ăn các loại thức ăn và hoa quả có chỉ số GI thấp (GI là chỉ số đường huyết của thực phẩm), ví dụ như hạt hướng dương, thịt trắng các loại, rau các loại, bưởi, mận, dâu tây, anh đào, táo… Ngược lại, người bệnh nên tránh các loại thực phẩm có chỉ số GI cao như nước cam vắt, bắp cải, dưa hấu, bánh quy, cơm gạo lứt, củ cải, mía, nho khô… Đồng thời, mỗi người cần thường xuyên luyện tập thể dục 30 phút/ngày với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội… Cuối cùng, cần duy trì uống thuốc đúng liều, đủ liều và liên tục.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu).
Chuyên gia tư vấn
0914.482.928