Chuyên gia tư vấn
0914.482.928
01/10/2019
Thực tế cho thấy: có rất nhiều người tiểu đường muốn ăn kiêng để giảm đường huyết. Tuy nhiên, đã có không ít người mắc phải sai lầm trong quá trình ăn kiêng dẫn đến bị hạ đường huyết quá mức, thậm chí có trường hợp rơi vào hôn mê sâu, nguy cơ tử vong cao.
Dưới đây là 3 sai lầm trong chế độ ăn kiêng của người tiểu đường:
Ăn kiêng tinh bột
ThS. BS. Doãn Thị Tường Vi, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện 198 cho biết:“Nhiều người bệnh tiểu đường thường cắt giảm hoặc bỏ hoàn toàn tinh bột trong chế độ ăn hàng ngày vì cho rằng tinh bột sẽ làm tăng đường huyết. Tình trạng này càng phổ biến ở những bệnh nhân mới bị tiểu đường. Tuy nhiên, chính việc ăn kiêng sai cách này đã dẫn tới nhiều trường hợp phải cấp cứu vì hạ đường huyết quá mức, thậm chí bị hôn mê sâu và tử vong”.
Chuyên gia khuyến cáo, người bệnh cần ăn đúng chứ không nên kiêng ăn tinh bột hoàn toàn. Bởi vì đường nói chung hay tinh bột nói riêng có vai trò cung cấp năng lượng để nuôi sống cơ thể. Nếu người tiểu đường không ăn tinh bột thì não sẽ không có đủ năng lượng để hoạt động, đặc biệt các tế bào thần kinh sẽ bị chết đi, gây ra những bệnh lý nguy hiểm về thần kinh.
Để đảm bảo sức khỏe, người tiểu đường vẫn cần duy trì đủ năng lượng với 4 nhóm chất cơ bản là đạm, tinh bột, chất béo và vitamin. Tuy nhiên, theo bác sĩ bệnh nhân tiểu đường có thể cắt giảm khoảng 10% tinh bột so với nhu cầu năng lượng bình thường mà cơ thể cần. Việc cắt giảm một phần tinh bột này, nếu được duy trì trong một thời gian dài sẽ có tác dụng hạ đường huyết rất tốt.
Bỏ bữa khi thấy đường huyết tăng cao
Người bệnh tiểu đường cho rằng khi đường huyết tăng cao thì không nên ăn thêm, vì lo sợ rằng sau khi ăn đường huyết sẽ tăng vọt lên. Đây là quan niệm hết sức sai lầm. Theo các chuyên gia y tế, việc nhịn ăn hoặc bỏ bữa có thể gây ra đột biến lượng đường trong máu lớn, làm tụt đường huyết hoặc tăng đường huyết sau ăn và làm suy yếu các phản ứng insulin của bệnh nhân tiểu đường loại 2 trong suốt thời gian còn lại của ngày.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí dinh dưỡng cho thấy chỉ cần bỏ từ 4 – 5 bữa ăn/tuần làm tăng tình trạng của bệnh tiểu đường lên 55%. Vì vậy, người bệnh không nên bỏ bữa ăn mà cần chia nhỏ các bữa ăn, lượng ăn trong mỗi bữa giảm xuống để tránh đường huyết sau ăn tăng quá cao và tránh tụt đường huyết khi đói. Hơn nữa, cần xây dựng bữa ăn lành mạnh, đầy đủ chất, hạn chế đường, chất béo, tốt nhất nên ăn nhiều rau, nhiều hoa quả, tránh đồ rán, nên ăn đồ luộc hoặc hấp.
Theo tạp chí Y học lối sống Hoa Kỳ thì những người ăn uống điều độ, không bỏ bữa có xu hướng lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn và kiểm soát cân nặng tốt hơn, do đó ổn định đường huyết hơn. Ngoài ra, ăn uống điều độ còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Ăn kiêng hoa quả
Nhiều bệnh nhân tiểu đường kiêng tuyệt đối không ăn các loại hoa quả vì cho rằng chúng làm tăng đường huyết. Quan niệm này cũng không hoàn toàn đúng. Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng, người tiểu đường không phải kiêng tất cả các loại hoa quả vì nguồn thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể.
Tuy nhiên, để đảm bảo không bị tăng đường huyết sau ăn hoa quả, người bệnh tiểu đường cần lưu ý không ăn hoặc ăn một lượng rất ít những loại hoa quả ngọt nhiều như: mít, na, nhãn, vải… Khi ăn hoa quả nên ăn nguyên cả miếng để hấp thu chất xơ tốt hơn và lưu ý không nên uống nước ép hoa quả vì khả năng hấp thu đường vào cơ thể nhanh hơn.
Một số loại hoa quả có chỉ số đường huyết thấp, người tiểu đường vẫn có thể ăn được như: cam có chỉ số đường huyết 31 đến 51, chứa nhiều chất xơ và vitamin C giúp kiểm soát hoặc giảm trọng lượng, một trong những yếu tố nguy cơ trong bệnh tiểu đường; bưởi có những thành phần tựa như insulin giúp hạ đường huyết; táo có tác dụng làm giảm hàm lượng insulin tới hơn 35% trong máu, đào có chỉ số đường thấp nên rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường; kiwi chứa nhiều kali, hàm lượng Carbohydrate thấp nên giúp điều chỉnh mức đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường…
Chuyên gia chỉ ra 3 quy tắc ăn kiêng an toàn với người tiểu đường
Muốn đường huyết ở mức an toàn, các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh khi thực hiện chế độ ăn kiêng cần đảm bảo 3 quy tắc vàng sau:
Quy tắc 1: Kiểm tra đường huyết thường xuyên trong quá trình ăn kiêng để điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp.
Quy tắc 2: Ăn đa dạng các nhóm chất với số lượng, khẩu ăn phù hợp với thể trạng cơ thể, lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, phân chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để hạn chế việc tăng giảm đường huyết đột ngột.
Quy tắc 3: Tuân thủ dùng thuốc đều đặn, tốt nhất nên kết hợp dùng thảo dược để hỗ trợ ăn kiêng an toàn, hiệu quả.
Một nghiên cứu mới nhất về Dây thìa canh (Mẫu nghiên cứu lấy từ vùng trồng Dây thìa canh đạt tiêu chuẩn GACP – WHO – nguyên liệu chính sản xuất TPBVSK Diabetna) đã tìm ra 2 hoạt chất mới có tác dụng hạ đường huyết rất mạnh. Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học, giáo sư của Đại học Quốc gia Seoul – Hàn Quốc và nhóm các nhà nghiên cứu của Công ty Nam Dược – Việt Nam.
Hai hoạt chất được tìm thấy trong dây thìa canh có cấu trúc gần giống với đường đơn. Nếu người bệnh uống trước bữa ăn 30 phút, hoạt chất này sẽ lấp đầy các thụ thể ở ruột và làm giảm hấp thu đường từ ruột khi ăn vào.
Sơ đồ các cơ chế hạ đường huyết của Dây thìa canh
Vì vậy, lời khuyên dành cho người bệnh tiểu đường là nên sử dụng sản phẩm từ dây thìa canh như TPBVSK Diabetna, sản phẩm không chỉ giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết mà còn hỗ trợ ăn kiêng rất tốt.
———————
05 LÝ DO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN KẾT HỢP SỬ DỤNG TPBVSK DIABETNA
Hướng dẫn sử dụng Diabetna đạt kết quả tốt nhất:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.
Chuyên gia tư vấn
0914.482.928