Chuyên gia cảnh báo người tiểu đường dễ tử vong hơn khi mắc virus, tại sao?

12/02/2020

Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus mới diễn biến ngày càng phức tạp, Bộ Y tế cảnh báo, những người dễ biến chứng nặng, tử vong khi mắc virus là những người có sức đề kháng kém, những người có sẵn bệnh nền mãn tính như: Tiểu đường, bệnh người cao tuổi… nguy cơ tử vong sẽ cao hơn.

Tại sao bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do nhiễm virus cao hơn người bình thường? Bài viết sau đây sẽ chỉ ra 3 nguyên nhân cơ bản để người tiểu đường chủ động phòng ngừa càng sớm càng tốt.

Người tiểu đường: Tính thực bào của bạch cầu trung tính bị suy giảm

Bạch cầu trung tính là một thành phần của tế bào bạch cầu, khi virus xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu trung tính sẽ giúp tiêu diệt virus đó (thực bào). Do đặc thù của bệnh lý tiểu đường, lượng đường trong máu của bệnh nhân luôn cao hơn mức bình thường, do đó tính thực bào của bạch cầu trung tính sẽ càng suy giảm.

Người tiểu đường: Phản ứng miễn dịch giảm

Phản ứng miễn dịch là cơ chế tạo ra kháng thể chống lại mầm bệnh đã từng gây viêm nhiễm trong cơ thể để phòng ngừa viêm nhiễm khi mầm bệnh này xâm nhập vào cơ thể. Khi bị tăng đường huyết, phản ứng miễn dịch này cũng bị suy giảm.

Người tiểu đường: Dễ bị bội nhiễm nên thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc

Các bệnh viêm nhiễm như viêm phổi, viêm bàng quang, viêm bể thận, viêm da, viêm nướu, cảm lạnh,…là những bệnh thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Ở bệnh nhân tiểu đường, các bệnh viêm nhiễm này tiến triển nhanh hơn, dễ bội nhiễm và lâu khỏi hơn. Khi bị bội nhiễm, sức đề kháng giảm nên càng dễ nhiễm các dịch bệnh do virus hơn. 

Chế độ điều trị “3 trong 1”: tăng đề kháng phòng dịch cho bệnh nhân tiểu đường”

Theo các chuyên gia y tế, hiện nay dịch cúm do virus đang bùng phát tại Việt Nam, do đó người mắc bệnh tiểu đường cần áp dụng ngay chế độ điều trị “3 trong 1” vừa ổn định đường huyết vừa tăng cường đề kháng sau đây để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa trong rau xanh (rau muống, súp lơ, cải xoong, rau cần, bí đao, su su, mồng tơi …), trái cây (cam, bưởi, ổi, cà chua, kiwi…) giúp ngăn ngừa cúm, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên và tăng đề kháng, chống viêm.

 

  • Rèn luyện sức khỏe: Các bài tập như bơi lội, đi bộ, đi bộ nhanh hoặc chạy bộ 30 phút mỗi ngày giúp nâng cao thể lực, tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể cũng như cải thiện hiệu quả tình trạng Insulin.

 

  • Ổn định đường huyết: Đây là giải pháp tối ưu quan trọng nhất. Người tiểu đường phải duy trì chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn dưới 7mmol/l để phòng virus. Khi đường huyết ổn định sẽ giúp tăng tính thực bào của bạch cầu, lưu thông máu nuôi dưỡng cơ quan tốt hơn, giảm nguy cơ bội nhiễm, tăng cường sức đề kháng… nhờ vậy sẽ hạn chế nguy cơ nhiễm virus và phòng biến chứng nặng do virus gây ra.
  • Chia sẻ :

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu).

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường