Ngừa biến chứng tiểu đường – Hạ đường huyết chưa đủ, cần ổn định đường huyết

24/05/2024

Đường huyết không ổn định là nguyên nhân gây ra hàng loạt những biến chứng nguy hiểm như: rối loạn nhận biết, biến chứng mắt, bệnh mạch vành tim, biến chứng thận,… Thế nhưng, rất nhiều người bệnh tiểu đường có quan niệm sai lầm: chỉ quan tâm đến đường huyết tại thời điểm đo, nghĩ rằng chỉ cần khi đó dưới 7mmol/L là an toàn, không còn lo biến chứng tiểu đường và tìm mọi cách để hạ đường huyết mà không biết rằng, ổn định đường huyết mới chính là yếu tố cốt lõi để kiểm soát bệnh tiểu đường, ngăn ngừa biến chứng. 

Đường huyết không ổn định – Hiểm họa khôn lường với người bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường nguy hiểm nhất chính là biến chứng, đặc biệt khi đường huyết tăng giảm thất thường sẽ càng gia tăng các gốc tự do trong cơ thế – yếu tố căn nguyên gây ra các biến chứng của bệnh. Một số trường hợp đường huyết không ổn định thường gặp như: người bệnh đo đường huyết sau ăn 2h là 5.4mmol/l, nhưng vào buổi sáng đo khi chưa ăn gì lại là 9.1mmol/l; hoặc người bệnh tiểu đường khi đo đường huyết chỉ ở mức 7.0 mmol/L nhưng khi đi làm xét nghiệm chỉ số HbA1c lại ở mức 7,8% hay có trường hợp người bệnh đo đường huyết ở mức cao 8.0 mmol/L trong khi đó chỉ số HbA1c chỉ ở mức 6,5%…

Lý giải điều này, các chuyên gia cho biết, chỉ số đường huyết chỉ phản ánh tình trạng lượng đường trong máu tại thời điểm đo. Trong khi đó, một trong những chỉ số giúp kiểm tra mức độ ổn định đường huyết trung bình trong 2-3 tháng chính là chỉ số HbA1c, tuy nhiên, việc kiểm tra chỉ số này thường bị “rơi rụng” theo quá trình điều trị do bệnh nhân không hiểu đúng tầm quan trọng, hoặc tệ hơn là chưa biết đến chỉ số vàng này trong kiểm soát đường huyết nên thường bỏ qua.

Nguyên nhân chính khiến đường huyết lên xuống thất thường hầu hết là do những sai lầm của người bệnh trong quá trình điều trị như: chế độ ăn uống, luyện tập chưa khoa học; kiêng khem quá mức; tự ý tăng giảm liều lượng thuốc; hoặc do những áp lực, căng thẳng ở người bệnh… Khi đó, đường huyết trong thời gian dài không được kiểm soát sẽ gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipid, từ đó gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, là mối hiểm họa khôn lường khiến các biến chứng nguy hiểm xuất hiện:

– Biến chứng cấp tính: Hạ đường huyết đột ngột, nhiễm toan Ceton, tăng áp lực thẩm thấu… Những biến chứng cấp tính này vô cùng nguy hiểm vì thường xảy ra một cách đột ngột, không có dấu hiệu báo trước khiến bệnh nhân không có sự chuẩn bị, không kịp đến cơ sở y tế, đặc biệt là trong các trường hợp đường huyết tăng cao đột ngột hoặc hạ đường huyết quá mức ở người bệnh.

– Biến chứng mãn tính: Biến chứng tim mạch, biến chứng thận, biến chứng mắt, biến chứng thần kinh…. Những biến chứng này có thể kéo dài trong suốt quá trình điều trị bệnh tiểu đường và gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan chức năng của cơ thể, khiến người bệnh sống trong đau đớn và âu lo với nguy cơ tàn phế hay những gánh nặng về chi phí điều trị không chỉ cho bản thân người bệnh mà còn cho cả gia đình và xã hội.

Để giữ chỉ số đường huyết ổn định trong thời gian lâu dài đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt, chặt chẽ hàng ngày về chế độ ăn, chế độ tập luyện, chế độ dùng thuốc đồng thời kiểm soát mức đường huyết ổn định liên tục 24 giờ trong ngày để làm giảm HbA1c theo chỉ số mục tiêu. 

Chỉ dùng thuốc tây y chưa đủ để ổn định đường huyết

Việc sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ là điều bắt buộc để kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Ưu điểm của thuốc tây là có tác dụng hạ đường huyết nhanh dựa vào cơ chế bệnh sinh, tuy nhiên, mỗi loại thuốc thường chỉ tác động lên 1 -2 cơ chế hạ đường huyết như kích thích tế bào beta tụy tiết insulin, giảm sản xuất glucose ở gan, ức chế men α-glucosidase,…. đây là lý do mà người bệnh thường phải phối hợp 2 – 3 loại thuốc điều trị hoặc phải tiêm insulin khi người bệnh đã thay đổi thuốc, tăng liều mà vẫn không kiểm soát được đường huyết. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc tây y trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc, thậm chí có thể gây ra nhiều tác dụng phụ lên gan, thận, hay gây hạ đường huyết quá mức – một biến chứng đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Đáng lo ngại, người bệnh tiểu đường thường mắc kèm theo các bệnh chuyển hóa khác như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp… dẫn đến việc bắt buộc phải dùng thêm thuốc khác, từ đó phải chịu tác dụng phụ đồng thời của các nhóm thuốc khác nhau và gánh nặng lên gan thận cũng tăng lên. 

Theo PGS. TS Trần Đình Ngạn – Nguyên chủ nhiệm khoa Tim – Thận – Khớp – Nội tiết BV Quân Y 103 cũng khuyến cáo: “Thuốc tân dược có tác dụng nhanh trong hạ đường huyết, nhưng có thể gây ra một số vấn đề: 1. Kháng thuốc (khi dùng điều trị lâu dài, thuốc không còn tác dụng). 2. Dễ gây biến chứng, trong đó nguy hiểm nhất là hạ đường huyết. 3. Gây biến chứng cho gan, thận và có thể cho máu. Vì vậy, để tối ưu, người bệnh nên dùng thuốc tân dược kết hợp với thảo dược, vừa giúp ổn định đường huyết an toàn, vừa giảm nguy cơ biến chứng.”

Như vậy, chỉ sử dụng thuốc tây y để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng là chưa đủ. Mà thay vào đó, phương pháp được Bộ y tế khuyến cáo hiện nay đó là sử dụng Đông – Tây y kết hợp, giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh đồng thời hạn chế các tác dụng do thuốc Tây gây ra.

Giải pháp khắc phục nhược điểm của tây y, ổn định đường huyết 24h, ngừa biến chứng

Hiện nay, “kiềng ba chân” bao gồm: Dinh dưỡng – Luyện tập – Dùng thuốc là chìa khóa hữu hiệu giúp kiểm soát tốt đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Ba yếu tố trên có tác dụng bổ trợ, tương hỗ cho nhau giúp cho bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát tốt được chỉ số đường huyết của mình ở mức ổn định hàng ngày. Đây cũng chính là cẩm nang gối đầu giường cho các bệnh nhân mà các chuyên gia khuyến cáo. 

Về chế độ dinh dưỡng, người tiểu đường không nên kiêng khem quá mức mà cần có chế độ dinh dưỡng phong phú, nên ăn nhiều thực phẩm có chỉ số GI(*) thấp (<55) như rau xanh, bún, khoai lang, sữa, bưởi, táo, lê, xoài… và hạn chế các loại thức ăn có chỉ số GI cao (>70) như mật ong, khoai tây chiên, bánh mì, mía, củ cải, cơm, dưa hấu,… Nên chia nhỏ bữa ăn để tránh nguy cơ đường huyết tăng cao.

Về chế độ luyện tập, người bệnh nên duy trì thói quen tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút một ngày với các động tác nhẹ nhàng, phù hợp với điều kiện sức khỏe như đi bộ, yoga, đạp xe đạp,… hoặc đi lại vận động tại nhà. 

Về dùng thuốc trong điều trị, thay vì sử dụng đơn độc thuốc Tây y, người bệnh được khuyến cáo nên kết hợp với Đông y để hạn chế nhược điểm và phát huy tối đa ưu điểm của mỗi loại, giúp người bệnh đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, với mức đường huyết giảm thêm có thể lên đến 30%. 

Trong số các thảo dược Đông y, nổi bật nhất về hiệu quả hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường là Dây thìa canh chuẩn hóa. Hoạt chất trong Dây thìa canh chuẩn hóa tác động lên tất cả giai đoạn của quá trình tổng hợp đường trong cơ thể: ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm đường dự trữ từ gan vào máu, tăng sản xuất và hoạt tính insulin, tăng chuyển hóa đường ở máu vào tế bào. Nhờ đó, Dây thìa canh không chỉ có tác dụng hạ đường huyết mà còn ổn định đường huyết lâu dài, giảm chỉ số HbA1c về ngưỡng an toàn mà không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài.

Là sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường đầu tiên tại Việt Nam được bào chế từ Dây thìa canh sạch theo tiêu chuẩn Quốc tế GACP-WHO, TPBVSK Diabetna đã nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia và sự tin dùng của nhiều người bệnh trên cả nước. Theo đó, kết hợp khoa học giữa TPBVSK Diabetna và thuốc Tây giúp:

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ Giảm HbA1c
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường

Hạ và ổn định đường huyết là một hành trình lâu dài và đòi hỏi sự quyết tâm rất lớn. Tuy nhiên, nếu kiên trì áp dụng kết hợp chế độ Dinh dưỡng – Luyện tập – Dùng thuốc và kịp thời bổ sung TPBVSK Diabetna.

Lưu ý: Thực phẩm này ko phải là thuốc và ko có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

  • Chia sẻ :

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu).

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments