Ăn trái cây sai cách làm tăng đường huyết: Người tiểu đường cần sửa ngay

09/05/2019

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phần lớn người tiểu đường bị tăng đường huyết sau khi ăn trái cây là do người bệnh ăn trái cây sai cách, dẫn đến không kiểm soát được lượng đường hấp thụ vào cơ thể. Vậy đâu là cách ăn trái cây đúng giúp xóa bỏ nỗi lo tăng đường huyết cho người tiểu đường?

Nguy hiểm khôn lường khi người tiểu đường ăn trái cây sai cách

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia: “Trong chế độ dinh dưỡng, trái cây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin, chất chống oxi hóa tuyệt vời cho cơ thể. Tuy nhiên, một số người tiểu đường có tâm lý e ngại, không dám ăn vì sợ tăng đường huyết. Một số khác lại ăn trái cây sai cách, ăn không kiểm soát, dẫn đến đường huyết tăng cao đột ngột. Trong trường hợp đường huyết tăng cao kéo dài, người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như hôn mê, mù lòa, suy thận… thậm chí là tử vong”.

Một số sai lầm khi ăn trái cây người tiểu đường thường mắc phải khiến đường huyết tăng chóng mặt như:

+/ Chỉ uống nước ép trái cây, không ăn cả miếng

+/ Ăn trái cây ngay sau khi ăn bữa chính

+/ Ăn thả ga, không kiểm soát số lượng

+/ Ăn hoa quả dạng sấy khô, đóng hộp

Mẹo ăn trái cây đúng, khỏi lo tăng đường huyết

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người tiểu đường có thể ăn tất cả mọi loại trái cây với số lượng phù hợp và ghi nhớ một số quy tắc sau để không làm tăng đường huyết:

  1. Ăn trái cây tươi, nguyên miếng

Chất xơ trong trái cây là thành phần then chốt có khả năng cản trở và làm chậm khả năng hấp thụ đường từ trái cây vào cơ thể. Do đó, việc sử dụng nước ép sẽ làm tăng tốc độ hấp thụ đường vào cơ thể, gây tăng đường huyết đột ngột.

Ngoài ra, các loại trái cây khô cũng thường chứa nhiều đường hơn so với trái cây tươi cùng loại. Vì vậy, người tiểu đường nên ưu tiên sử dụng các loại trái cây tươi, ăn nguyên miếng, giúp giảm lượng đường và tốc độ đường hấp thu vào cơ thể người bệnh.

  1. Không ăn trái cây sau bữa chính

Phần lớn người tiểu đường có thói quen không tốt là ăn tráng miệng bằng trái cây sau bữa chính, dễ khiến đường huyết tăng cao đột ngột. Theo nghiên cứu, thời gian hợp lý để ăn trái cây  là sau bữa chính 2 tiếng. Có thể là giữa buổi sáng, khoảng 9 -11 giờ sáng hoặc giữa buổi chiều, khoảng 3-5 giờ chiều và từ 20h – 21h tối

  1. Kiểm soát số lượng ăn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người tiểu đường cần quan tâm đến 2 chỉ số để xác định khối lượng trái cây phù hợp: tốc độ làm tăng đường huyết (chỉ số GI) và hàm lượng đường mà trái cây đó cung cấp (chỉ số GL) trong một khẩu phần trái cây. Đặc biệt, người bệnh nên lựa chọn những loại trái cây có chỉ số GI thấp ( <55) và chỉ số GL thấp (<10). Mỗi lần ăn cách nhau tối thiểu 6 tiếng.

  1. Chủ động kiểm soát đường huyết ổn định bằng thảo dược tự nhiên

Các chuyên gia y tế khuyến khích người tiểu đường nên duy trì chế độ sinh hoạt điều độ: tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày (như đi bộ, cầu lông, bóng bàn…) và xây dựng cho mình 1 chế độ ăn hợp lý, đa dạng giữa các nhóm chất: đạm 15%-20%, đường bột 50%-55%, chất béo < 25%, vitamin và chất xơ. Một ngày nên ăn 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ. Song song với đó, người tiểu đường cũng cần dùng thuốc đều đặn đúng liều, đủ liều và liên tục.

  • Chia sẻ :

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu).

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường