Cảnh giác biến chứng tê bì chân tay ở người tiểu đường

22/11/2023

Tê bì chân tay được xem là một trong những biến chứng phổ biến nhất ở người bệnh tiểu đường. Theo thống kê, có khoảng 60% – 70% người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng này và mang theo nguy cơ liệt chi, hoại tử, cắt cụt chi rất cao. Vậy đâu là giải pháp giúp phòng ngừa và khắc phục biến chứng nguy hiểm này?

Tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị tê bì chân tay

Khi đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ dẫn tới tổn thương các bao myelin, lâu dần gây thoái hóa sợi trục thần kinh, tạo cảm giác đau buốt, tê nhức cho người bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, đường huyết cao kéo theo độ nhớt của máu tăng sẽ làm tăng lắng đọng cholesterol ở thành mạch gây xơ vữa và bít tắc các mạch máu nhỏ, oxygen và các chất dinh dưỡng nuôi mô cơ, dây thần kinh ở ngoại vi bị suy giảm. Từ đó, tín hiệu thần kinh ngoại vi được truyền dẫn đến các chi sẽ bị rối loạn hoặc tê liệt.

Biến chứng tê bì chân tay rất phổ biến ở người bệnh tiểu đường.

 

Biến chứng tê bì thường xảy ra ở cả chi trên và chi dưới của người bệnh với các triệu chứng như:

  • Da khô, ngứa, bong tróc, dễ bị bầm tím chân tay.
  • Xuất hiện cảm giác tê bì, khó chịu như kiến bò và kim châm ở cả tay và chân.
  • Có lúc thì tê lạnh, lúc thì nóng và đau rát ở các đầu ngón tay, ngón chân.
  • Cơ đau nhức, mất cảm giác, thường tự phát vào ban đêm và không xảy ra theo một chu kỳ cố định.
  • Những cơn đau có thể kéo dài lúc nghỉ ngơi nhưng lại giảm dần trong quá trình vận động.

Điều đáng lưu ý là các dấu hiệu tê bì chân tay thường dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của tuổi già nên người bệnh rất dễ bỏ qua. Nếu không kịp thời kiểm soát tốt lượng đường trong máu, đây có thể là “lời cảnh báo” của nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 

Biến chứng tê bì chân tay kéo theo nguy cơ hoại tử chi ở người tiểu đường.

Cụ thể, khi tăng cảm giác tê bì hoặc khi mất cảm giác sẽ khiến người bệnh không cảm nhận được những nguy hiểm xung quanh như chân tay chạm vào vật sắc nhọn, cứng hay bị nhiệt nóng… dễ tạo thành những vết thương có nguy cơ cao gây nhiễm trùng máu, hoại tử chi thậm chí phải cắt chi. Không những thế, những biến chứng về mạch máu dẫn đến tê bì chân tay của bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tắc mạch vành tim, tai biến mạch máu não và gây liệt hay tử vong.

Giải pháp phòng ngừa và khắc phục biến chứng tê bì chân tay 

Biến chứng tê bì chân tay là nỗi lo của rất nhiều người bệnh, đặc biệt, biến chứng dễ tăng nặng hơn vào mùa đông bởi thời tiết lạnh gây co mạch, làm máu lưu thông kém khiến chân tay càng đau buốt, tê cứng. Để phòng ngừa cũng như khắc phục tình trạng này, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau.

  • Theo dõi và chăm sóc bàn tay – bàn chân

Ngay khi có các dấu hiệu biến chứng tê bì chân tay hoặc một số dấu hiệu khác như ngứa ran, nóng rát bàn chân, cảm giác kim châm, kiến bò trên da, đau hoặc chuột rút,… người bệnh cần thăm khám để được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý chăm sóc bàn tay, bàn chân bằng cách:

  • Massage vùng tay chân bị tê bì: Thường xuyên xoa bóp vùng tê bì sẽ giúp tăng lưu thông máu, đồng thời làm giảm căng thẳng cho các dây thần kinh, từ đó cải thiện cảm giác cho đôi chân.
  • Vệ sinh chân tay hàng ngày bằng nước ấm (khoảng 37ºC là tốt nhất) và lau thật khô bằng khăn mềm tránh xây xước, nấm chân. 
  • Thoa kem dưỡng để giữ ẩm cho da. Lưu ý người bệnh nên thoa kem dưỡng lên gót, mu bàn chân và lòng bàn chân, không thoa kem ở các kẽ chân để tránh nhiễm trùng. 
  • Luôn bảo vệ chân bằng cách mang giày, dép hoặc vớ dày để ngăn ngừa thương tích cho đôi chân, cắt và mài nhẵn móng chân nhẹ nhàng.
  • Ngâm chân bằng nước ấm 37ºC: biện pháp này cũng có thể giúp giảm các triệu chứng tê bì tay chân ở người tiểu đường nhờ tăng lưu thông máu, tuy nhiên người bệnh không nên ngâm quá 30 phút mỗi lần, và có thể nhờ người thân hỗ trợ kiểm tra nhiệt độ nước để tránh tình trạng nước quá nóng. 

Massage vùng tay chân bị tê bì giúp làm tăng lưu thông máu.

Đặc biệt, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra tay chân để kịp thời phát hiện các vết thương, vết loét và có phương pháp can thiệp kịp thời, tránh nhiễm trùng, hoại tử.

  • Kiểm soát tốt đường huyết

Việc kiểm soát đường huyết ổn định ở mức an toàn là “ điểm mấu chốt” giúp hạn chế sự tiến triển của biến chứng đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác. Theo đó, người bệnh tiểu đường cần phối hợp ba chân kiềng quan trọng trong quá trình điều trị bao gồm chế độ dinh dưỡng, vận động và dùng thuốc.

– Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh nên hạn chế tinh bột trong bữa ăn; hạn chế các thực phẩm chứa đường đơn (bánh, kẹo, nước ngọt) để tránh đường huyết tăng cao sau ăn; sử dụng lượng chất béo vừa phải, ưu tiên acid béo không bão hòa từ các nguồn thực phẩm cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu nành, dầu phộng… để tránh rối loạn chuyển hóa; lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI dưới 55); tăng cường rau xanh, trái cây ít ngọt để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất. Khuyến khích người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, ngày ăn từ 4-5 bữa, để đường huyết sau ăn không tăng quá cao.

Người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý.

– Chế độ vận động: Vận động thường xuyên, đều đặn giúp tăng tuần hoàn máu tới các chi, góp phần làm giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, người bệnh nên duy trì tập luyện tối thiểu 30 phút/ ngày với các bài tập nhẹ nhàng, ít gây áp lực như đi bộ, đạp xe, yoga,…

Đối với bàn tay, người bệnh có thể tập bài tập nắm tay ở bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu, giúp lưu thông mạch máu ở tay: nắm chặt 2 bàn tay lại, cũng có thể đan chặt các ngón tay với nhau trong 30s. Lặp lại động tác này 10 lần cho mỗi lần thực hiện.

– Dùng thuốc đúng – đủ – đều: Người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc, thay đổi liều dùng. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược nhằm tăng hiệu quả điều trị bệnh, hạn chế các tác dụng phụ do thuốc Tây y gây ra. Trong đó, Dây thìa canh chuẩn hóa là loại thảo dược được đánh giá cao trong điều trị tiểu đường. 

Dây thìa canh được chứng minh tác dụng giúp hạ và ổn định đường huyết.

Dây thìa canh giúp ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm tân sinh đường từ gan vào máu, giúp kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin, tăng men sử dụng đường ở mô và cơ. Nhờ vậy giúp hạ và ổn định đường huyết. Bên cạnh đó, hoạt chất trong Dây thìa canh còn giúp tăng bài tiết Cholesterol, LDL-c và Triglyceride ra khỏi cơ thể theo đường phân, giảm lipid trong máu và trong gan. Nhờ đó ngăn ngừa hiệu quả biến chứng thần kinh ngoại vi, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tê bì chân tay, bỏng rát… ở bệnh nhân tiểu đường.

Dùng Diabetna – Đẩy xa biến chứng tê bì chân tay 

Tự hào là “Sản phẩm được tin dùng số 1 Việt Nam trong dòng thảo dược chiết xuất từ Dây thìa canh sạch chuẩn quốc tế GACP cho người tiểu đường”, Diabetna đã có hành trình 16 năm sát cánh đồng hành cùng hàng triệu người bệnh trên khắp cả nước.

Diabetna là sản phẩm được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu cấp bộ về Dây thìa canh và là sản phẩm duy nhất kế thừa công trình nghiên cứu quốc tế “Tìm ra 9 hoạt chất mới có tác dụng hạ đường huyết chỉ có trong Dây thìa canh sạch chuẩn quốc tế GACP của Nam Dược” của TS. Hoàng Minh Châu cùng các cộng sự Việt Nam và Hàn Quốc. 

Đây cũng là tiền đề để Diabetna được Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc (VKIST) lựa chọn hợp tác, nghiên cứu, phát triển, giúp làm giàu tối đa lượng hoạt chất có tác dụng hạ đường huyết mạnh có trong sản phẩm: 

– Tăng hiệu quả hỗ trợ giảm đường huyết

– Hỗ trợ giảm HbA1c

– Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường. 

Từ đó, Diabetna giúp quá trình điều trị tiểu đường của người bệnh trở nên nhẹ nhàng hơn, không còn lo sợ tác dụng phụ của thuốc, giảm được liều dùng, tiết kiệm chi phí điều trị. 

Diabetna vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm được tin dùng số 1 Việt Nam cho người tiểu đường” năm 2020, 2021, 2022.

PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn – Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim, Thận, Khớp, Nội tiết – BV Quân y 103 chia sẻ: “Tôi cho bệnh nhân uống Diabetna, 2 viên buổi sáng, 2 viên buổi chiều, sau 10 ngày, kiểm tra thì thấy đường máu, chỉ khoảng 6.8 dưới 7, gần như là bình thường. Kể cả đối với bệnh nhân tiêm insulin sau khi dùng cùng Diabetna, thì đường huyết cũng về 7 hoặc thậm chí 6.8. Điều đó để đánh giá rằng Diabetna khi kết hợp với insulin hỗ trợ tốt cho người đái tháo đường, bảo vệ người bệnh không bị các biến chứng như là giảm thị lực, tê bì chân tay hoặc là loét dưới bàn chân bàn tay. ”

Với việc thực hiện nghiêm chỉnh chế độ Dinh dưỡng – Luyện tập – Dùng thuốc và kịp thời bổ sung Diabetna để đưa đường huyết về mức an toàn dưới 7mmol/L, người bệnh tiểu đường có thể sớm giảm đường huyết, giảm HbA1c, giảm nguy cơ mắc biến chứng tê bì chân tay và làm chậm tiến triển của các biến chứng tiểu đường.

  • Chia sẻ :

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments