Đạt tiêu chuẩn GACP-WHO về dược liệu, không dễ

01/01/2018

(Health) Tại Việt Nam, một số mô hình trồng và thu hái cây dược liệu/cây thuốc đã áp dụng GACP-WHO đã được Bộ Y tế ghi nhận. Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Trần Văn Ơn, Trưởng Bộ môn Thực vật trường Đại học Dược Hà Nội, việc ứng dụng GACP-WHO với cây dược liệu không dễ. Nó đòi hỏi người làm phải dám làm dám chịu mới có thể đem lại thành công.

GACP-WHO là hướng dẫn thực hành trồng và thu hoạch tốt, chế biến tốt cây dược liệu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành và khuyến cáo ứng dụng. Tại Việt Nam, một số mô hình trồng và thu hái cây dược liệu/cây thuốc đã áp dụng song gặp không ít khó khăn.

Khó chồng khó chăm

Thưa Tiến sỹ, ông đã ứng dụng thành công việc trồng và thu hái cây dược liệu dây thìa canh theo hướng dẫn của WHO. Ông đã xây dựng mô hình thực hành tốt này như thế nào?

Là lần đầu phát hiện loài cây này tại Việt Nam, nên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong nghiên cứu và trồng thử nghiệm. Nào là về giống, về nguồn nước, về chăm bón, cách trồng, cách làm giàn, thu hái… Ví dụ, giống dược liệu hoàn toàn khác với những cây trồng khác. Lấy nguồn giống ở đâu, vào mùa nào sẽ đem lại những cây thuốc cho dược tính cao? Thu hái trong môi trường tự nhiên có đảm bảo được nguồn gốc? Trong khi ứng dụng GACP-WHO yêu cầu rất nghiêm ngặt về nguồn gốc giống.

Hoạt chất chính trong Dây thìa canh là gymnemic acid, với cơ chế tác dụng là tăng tiết insulin của tuyến tuỵ, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột, làm tăng hoạt tính của men hấp thu và sử dụng đường, giảm cholesterol và lipid máu. Hiệu quả sẽ rất khả quan đạt được sau đợt dùng 2 – 3 tháng, kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn.

(Theo Tạp chí Dược học – Bộ Y tế số 391 tháng 11/2008)

Hay như việc làm giàn cho cây leo như thế nào cũng không dễ. Năm đầu tiên trồng thử nghiệm trên 1000m2 với giàn chữ X. Cây phát triển nhanh, tốt, nhìn mơn mởn rất thích mắt, những dây leo vấn vít vào nhau nên khi thu hái, chúng tôi phải gỡ từng dây ra, rất vất vả. Cả ngày chỉ thu hái được một vạt nhỏ, tốn công sức mà hiệu quả không cao. Rất may, hiện giờ thì việc thu hái rất thuận lợi rồi. Diện tích vùng dược liệu cũng ngày càng mở rộng. Dự kiến cuối năm nay sẽ là khoảng 5ha.

Nhưng tôi được biết, nhiều vùng dược liệu không giữ được sự ổn định do người nông dân không tuân thủ đúng hợp đồng hợp tác.

Đúng, đây là khó khăn mà không ít vùng dược liệu gặp phải. Tôi đã có kinh nghiệm từ quá trình trồng thử nghiệm và xây dựng vùng Giảo cổ lam. Nếu cứ xây dựng theo mô hình nông trại tự do thì rủi ro thất thoát dược liệu là rất lớn. Khi trồng cây dây thìa canh, tôi áp dụng mô hình đồn điền trung tâm. Trang trại cây dược liệu 1.000m2 đầu tiên là trang trại chuẩn, là mô hình mẫu chúng tôi xây dựng để người nông dân tham quan, học học cũng là nơi chúng tôi đảm bảo nguồn dược liệu cho doanh nghiệp khi vườn trồng của người dân gặp khó khăn. Cũng tại đây, người dân có thể tìm người hỗ trợ về kỹ thuật trồng cây, tưới nước, thu hái… Hiện nay, đã có hơn 1ha mô hình mẫu chuẩn của vùng dược liệu là của người dân.

Giá thành cũng là một vấn đề lớn?

Đúng vậy. Giá thành của cây dược liệu áp dụng GACP-WHO thường cao hơn 10 – 15% so với giá cây dược liệu trông theo cách bình thường hoặc thu hái từ thiên nhiên. Tuy nhiên, ứng dụng GACP-WHO đem lại cho những nhà sản xuất dược/TPCN một nguồn dược liệu đảm bảo chất lượng.

Và sạch nữa…

Cũng có thể nói vậy. Hướng dẫn thực hành trồng và thu hái tốt cây dược liệu và chế biến tốt sau thu hái là phương pháp đem lại một nguồn dược liệu có chất lượng dược tính cao, không nhiễm tạp chất và giúp cải tạo môi trường vùng nguyên liệu. Có lẽ chính yếu tố này khiến nhiều người hiểu là GACP-WHO đem lại nguồn dược liệu sạch.

Xây dựng mô hình chuẩn

Được biết, Tiến sỹ đang hoàn thiện những khâu cuối cùng để nộp hồ sơ lên Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đề nghị công nhận vùng dược liệu chất lượng đáp ứng đầy đủ yêu cầu của GACP-WHO.

Đúng vậy, chúng tôi đang hoàn thiện nốt những khâu cuối cùng để có thể hoàn thiện hồ sơ đề nghị Cục Quản lý Dược thẩm định và cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ công bố GACP-WHO. Hiện, chúng tôi đã hoàn thiện nhà sơ chế và quy trình sơ chế một chiều. Dự kiến, cuối năm chúng tôi sẽ chuyển hồ sơ đề nghị lên Cục Quản lý Dược.

Vậy, để hoàn thiện hồ sơ công bố GACP-WHO cần…?

Trước hết là xây dựng được vườn thực địa chuẩn, tuân thủ đúng những yêu cầu của GACP-WHO về nguồn nước, phân bón, độ ô nhiễm… Bạn cũng phải có được nhà xưởng, kho chứa, nhà chế biến… theo quy trình một chiều từ bẩn đến sạch và phù hợp với loại cây thuốc. Máy móc, thiết bị cũng phải phù hợp với cây dược liệu, quy mô sản xuất.

Một phần khá quan trọng là quy trình tiêu chuẩn các bước sản xuất mà chúng tôi thường gọi vui là “phần mềm”. Ví dụ: quy trình về thu hái dây thìa canh. Thu hái vào mùa nào sẽ cho dược tính cao? Thu hái bộ phận nào (lá non, lá bánh tẻ, lá già…) sẽ cho dược tính cao?… Hay quy trình trồng cây: trồng mật độ nào, bao giờ tưới nước, tưới bao nhiêu nước, bón bao nhiêu phân… Hệ thống quy trình và thao tác chuẩn về cơ bản đã hoàn thành. Con người cũng là một yếu tố khó trong quá trình xây dựng mô hình. Rất may, chúng tôi có một đội ngũ những nhân viên thực sự yêu nghề, yêu cây cỏ hoa lá và chấp nhận khó khăn để học hỏi và thực hành.

Cảm ơn những chia sẻ của tiến sỹ!

Chủ động nguồn dược liệu chất lượng

Việt Nam là “vựa dược liệu” lớn của thế giới. Ước tính, nước ta có khoảng 4.000 cây dược liệu, 800 cây đã được sử dụng nhiều trong các bài thuốc gia truyền, 200 cây đã xác định được dược tính và thường xuyên được sử dụng trong các loại thuốc/TPCN. Tuy nhiên, “đây là một sự lãng phí nguồn tài

So với quốc gia láng giềng Trung Quốc – “vựa dược liệu” lớn nhất Châu Á – thì những đầu tư cho nghiên cứu, nuôi trồng, xây dưng quy trình chuẩn cho cây dược liệu ở Việt Nam quá ít. “Trong 15 năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư cho các nhà khoa học nghiên cứu và xây dựng quy trình chuẩn cho trên 50 cây dược liệu, với kinh phí ước tính 6 tỷ đồng/cây dược liệu. Việc xác định đúng hoạt chất có trong loại cây dược liệu này giúp đẩy mạnh việc xuất khẩu dược liệu sang các quốc gia phát triển. Đây là xu thế vận động tất yếu của thế giới, khi mà các quốc gia tiên tiến đang đang lặng lẽ phát triển các công nghệ tiên tiến, xanh, sạch và chỉ chấp nhận những sản phẩm đạt được các tiêu chí này”, TS. Ơn cho biết.

Hiện nay, tại Việt Nam có 20 cây dược liệu được nghiên cứu và trồng theo GACP-WHO như dây thìa canh, ý dĩ, giảo cổ lam, trinh nữ hoàng cung, ar-ti-sô, nghệ vàng, gấc, diệp hạ châu, hà thủ ô đỏ… Tuy nhiên, mới chỉ có cây Trinh nữ hoàng cung của Công ty Thiên Dược được cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ công bố GACP-WHO. Trong khi đó, Bộ Y tế đã có yêu cầu đến năm 2015, tất cả các vùng dược liệu phải công bố hoặc chuẩn bị công bố GACP-WHO. “Với số lượng cây dược liệu của Việt Nam, có lẽ yêu cầu này của Bộ Y tế khó có thể đạt được khi đến mốc 2015”.

 

Hướng dẫn sử dụng Diabetna đạt kết quả tốt nhất:

  • Uống 4 viên/ngày, chia 2 lần. Uống vào buổi sáng và buổi tối trước bữa ăn 30 phút. Trong ngày, người bệnh có thể sử dụng thêm Trà Diabetna thay cho trà uống hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. 
  • Liệu trình tối thiểu 2 tháng, nếu có điều kiện duy trì sử dụng lâu dài sẽ hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng, kiểm soát HbA1c, mỡ máu hiệu quả và ăn uống cũng không còn phải kiêng khem như trước.
 Hòm thư hỗ trợ:

  • Để được tư vấn về bệnh tiểu đường, gọi tới tổng đài MIỄN PHÍ CƯỚC GỌI: 1800 5777 59

  • Tra cứu nơi bán sản phẩm: BẤM VÀO ĐÂY

  • Đặt hàng trực tuyến TPBVSK Diabetna ngay tại đây để nhận được những ưu đãi lớn: MUA NGAY
  • Hiệu quả của sản phẩm tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người.

  • Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

  • Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty TNHH Nam Dược

    ĐC: Lô M13 (C4-9) – KCN Hòa Xá – Xã Mỹ Xá – TP. Nam Định – Tỉnh Nam Định

    Phân phối bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân

    ĐC: Lô A18/D7 khi đô thị mới Cầu Giấy, Dịch Vọng

  • Chia sẻ :

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments