Chuyên gia tư vấn
0914.482.928
10/08/2022
Mùa hè nắng nóng cùng sự hiện diện của những dịch bệnh nguy hiểm như cúm A, covid, đậu mùa khỉ… gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tập luyện để kiểm soát đường huyết của người mắc đái tháo đường. Vậy đâu là cách luyện tập đúng để vừa giúp ổn định đường huyết, vừa đảm bảo an toàn trước nguy cơ thời tiết, dịch bệnh? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết…
Là một trong 3 chân kiềng quan trọng trong chế độ điều trị của người bệnh đái tháo đường, tập luyện thể lực đúng cách giúp làm giảm nồng độ đường máu cả trong và sau khi tập thông qua cơ chế tăng sử dụng đường tại cơ và tăng tính nhạy cảm với insulin của tế bào. Duy trì luyện tập đều đặn về lâu dài có tác dụng ổn định nồng độ đường máu, giảm nhu cầu thuốc hạ đường máu và insulin, giảm biến chứng của bệnh.
Tuy nhiên, mùa hè với thời tiết nắng nóng không chỉ khiến người bệnh đổ mồ hôi nhiều, cơ thể mất nước làm tăng đường huyết mà còn khiến người bệnh nảy sinh tâm lý ngại luyện tập làm cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, sự trở lại của Covid-19 với biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh hơn cùng sự xuất hiện bất thường của cúm A hay đậu mùa khỉ … khiến việc duy trì luyện tập đều đặn khó càng thêm khó
Để có thể tập luyện đúng cách, an toàn và duy trì sự ổn định của đường huyết một cách hiệu quả trong mùa hè, người bệnh cần chú ý tuân thủ những nguyên tắc sau:
* Bài tập và thời lượng phù hợp:
Các hoạt động thể lực cơ bản như đi bộ, leo cầu thang, … có thể tập luyện hàng ngày với cường độ thấp trong thời gian từ 30 phút trở lên. Các bài tập sức bền như đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi, khiêu vũ, thể dục thẩm mỹ, các môn thể thao với bóng… tập với cường độ trung bình đến lớn, thời gian từ 30-60 phút, tần suất 3-5 lần/tuần. Các hình thức tập luyện sức mạnh như các bài tập đối kháng, nhảy dây, các bài tập kéo, đẩy, nâng… với cường độ lớn, số lần thực hiện tùy thuộc năng lực người tập, tần suất 2-3 lần/tuần.
* Cường độ và phương pháp:
Khởi động khoảng 5-10 phút với bài tập thể dục cường độ thấp, các động tác mềm dẻo, căng giãn cơ để phòng tránh chấn thương. Tiếp theo lựa chọn các bài tập nặng hơn với cường độ từ trung bình (các bài tập sức bền), thời gian tối thiểu 30 phút mỗi ngày phù hợp với tình trạng sức khỏe và đặc điểm lối sống, sở thích của cá nhân. Có thể chọn hoặc phối hợp thêm với các bài tập cường độ lớn hơn (các bài tập sức mạnh) với thời gian thích hợp. Giảm dần khối lượng và cường độ vận động khoảng 5-10 phút trước khi kết thúc buổi tập bằng các động tác thư giãn thả lỏng, co duỗi khớp, đi bộ hít thở nhẹ nhàng.
Lưu ý: Nên bắt đầu với lượng vận động nhẹ rồi tăng dần, duy trì tập luyện với cường độ thấp hơn năng lực một chút nhưng đều đặn thường xuyên có ý nghĩa hơn nhiều so với hoạt động cường độ cao thời gian ngắn.
– Tránh tập quá gần (<2h) hoặc quá xa (>4h) sau khi ăn;
– Chọn thời gian luyện tập phù hợp, vào thời điểm mát trong ngày (sáng sớm/ tối), hoặc tập các môn có thể thực hiện trong nhà như: yoga, thiền, thái cực quyền…. để tránh nguy cơ say nắng;
– Cần kiểm tra nồng độ đường máu trước khi tập. Nếu đường máu quá cao (>300mg/dl) hoặc quá thấp (<70mg/dl), đặc biệt ĐTĐ type I thì mặc dù không có ceton niệu cũng không nên tập;
– Đo nồng độ đường máu sau tập thường xuyên để đánh giá ảnh hưởng của tập luyện, xác định loại hình bài tập, cường độ, thời gian, tần suất vận động thích hợp nhất;
– Luôn mang theo điện thoại di động để thông báo và nhận được hỗ trợ kịp thời khi có các nguy cơ hạ đường máu hay biến chứng tim mạch (đau thắt ngực);
– Chuẩn bị sẵn một số thức ăn có đường để bổ sung kịp thời khi có các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, run tay chân… do hạ đường huyết trong khi tập, nhất là ở những người đang dùng thuốc hạ đường huyết và insulin;
– Trang phục, giày tập phải phù hợp, nhất là đối với những người có biến chứng thần kinh ngoại biên gây giảm hoặc mất cảm giác ở chân;
– Để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý truyền nhiễm hiện hành như Covid-19, cúm A, Tuân thủ quy tắc 3K trong phòng chống dịch: Đeo khẩu trang thường xuyên; giữ Khoảng cách phù hợp; Rửa tay và vệ sinh thân thể sạch sẽ sau khi đi tập về;
Theo ThS.BS Đặng Thanh Huy, Khoa Nội tổng quát, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP Hồ Chí Minh: “Trong điều trị tiểu đường phải phối hợp cả 3 biện pháp trong kiềng 3 chân: Tập luyện thể chất, Ăn uống dinh dưỡng hợp lý và dùng thuốc điều trị đều đặn, đi khám thường xuyên. Và xu hướng hiện nay là ứng dụng phối hợp giữa điều trị bằng thuốc Tây và thảo dược Đông y để ổn định đường huyết được tốt hơn. ”
Trong đó, dây thìa canh là loại thảo dược quý, được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho người bệnh để hỗ trợ điều trị tiểu đường, thông qua các cơ chế:
Khi sử dụng phối hợp dây thìa canh trong điều trị tiểu đường sẽ giúp:
Trong dòng sản phẩm chiết xuất từ dây thìa canh hỗ trợ điều trị tiểu đường, ThS.BS Đặng Thanh Huy tin tưởng và đánh giá cao nhất TPBVSK Diabetna. Theo ông: “TPBVSK Diabetna là sản phẩm có nghiên cứu và đầu tư bài bản ngay từ đầu nên chất lượng luôn được khẳng định trong 15 năm qua. Tôi đánh giá cao hiệu quả của sản phẩm cũng như hướng đi bền vững của nhãn hàng. Nếu người bệnh có một chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, hợp lý, kết hợp với sử dụng sản phẩm sẽ giúp hạ và ổn định đường huyết ở ngưỡng an toàn, phòng ngừa biến chứng.”
Với việc tuân thủ nghiêm chỉnh 3 nguyên tắc luyện tập kể trên và kịp thời kết hợp Diabetna trong chế độ điều trị, người bệnh tiểu đường có thể vừa yên tâm phòng dịch, vừa kiểm soát đường huyết hiệu quả, bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân trong mùa hè này.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.
Chuyên gia tư vấn
0914.482.928