Chuyên gia tư vấn
0914.482.928
29/11/2022
Theo Cục Quản lý khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, tiểu đường (hay đái tháo đường) là một trong 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có những hiểu lầm về bệnh, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh tránh khỏi một số những hiểu lầm không đáng có …
Tính đến thời điểm hiện tại, tiểu đường vẫn được xếp vào hàng bệnh lý mãn tính, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, sự phát triển của y học hiện đại đã mang tới nhiều loại thuốc/ TPBVSK giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Việc phát hiện sớm và kiểm soát đường huyết tích cực ngay từ những ngày đầu là yếu tố quan trọng giúp người bệnh hạn chế những biến chứng nguy hiểm để duy trì cuộc sống khỏe mạnh lâu dài.
Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể và không thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua hắt hơi, tiếp xúc trực tiếp, qua đường máu hoặc bất kỳ phương tiện nào khác.
Thực tế không hiếm gặp tình trạng nhiều người trong cùng một gia đình đều mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nguyên nhân của tình trạng này có thể do yếu tố di truyền hoặc do cả gia đình có lối sống ít vận động và duy trì chế độ ăn uống kém khoa học trong thời gian dài.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, mục tiêu trong điều trị đái tháo đường là phòng ngừa làm chậm xuất hiện các biến chứng, cải thiện sức khỏe toàn diện và điều trị các biến chứng. Mục tiêu này được cụ thể hóa bằng các chỉ số:
– HbA1c: < 6.5%
– Chỉ số glucose máu lúc đói: 3,9 – 7,2 mmol/l (70 – 130 mg/dL)
– Chỉ số glucose lúc no (sau khi ăn 2 giờ): < 10 mmol/L (< 180mg/dL )
– Chỉ số huyết áp: 140/80 mmHg
– Chỉ số cân nặng cơ thể (Áp dụng cho bệnh nhân thừa cân béo phì): dựa vào chỉ số BMI (Body Mass Index), người thừa cân béo phì cần đưa chỉ số BMI về gần chỉ số bình thường trong khoảng 18,5 – 24,9.
Công thức tính: BMI = Cân nặng (kg)/ [Chiều cao (m) x Chiều cao (m)]
VD: một người nặng 62kg, cao 1,68m thì chỉ số BMI của người đó là:
BMI = 62 : (1,68 x 1,68) = 21,96 kg/m2 => Chỉ số bình thường, người bệnh nên tiếp tục duy trì ở mức cân nặng này.
Theo dõi đường huyết trước hoặc sau khi ăn chỉ cho thấy giá trị đường huyết ở thời điểm làm xét nghiệm. Xét nghiệm HbA1c phản ánh bức tranh lớn hơn và toàn diện hơn về chỉ số đường huyết trung bình của người bệnh trong 3 tháng.
Các chuyên gia đánh giá chỉ số HbA1c là thông số tốt nhất để xem xét tình trạng kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường và giúp bác sĩ tiên đoán, phát hiện sớm các biến chứng do bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm HbA1c tối thiểu 2 lần/ năm. Những người có đường huyết không ổn định, nên làm 3 tháng/ lần
Chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh. Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn bệnh tiểu đường: đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn nhằm duy trì hoạt động thể lực bình thường và duy trì cân nặng hợp lý.
Mỗi bữa ăn cần đảm bảo tỷ lệ khẩu phần dinh dưỡng lý tưởng như sau: Nhóm chất bột đường: chiếm 50-60%; Chất đạm: 15-20%; Chất béo (lipid) không được vượt quá 30% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn; Chất xơ: Nên được tăng cường từ 30-40g mỗi ngày
Khi lựa chọn thực phẩm, người bệnh nên ưu tiên những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) < 70 và tải lượng đường huyết (GL) < 20 để có thể duy trì được nguồn năng lượng cần thiết nhưng vẫn đảm bảo ổn định đường huyết. VD: các loại trái cây, rau không chứa tinh bột và cà rốt; Bánh mì 100% ngũ cốc, Khoai lang, bắp, củ từ, đậu bơ, đậu Hà Lan, quả đậu và đậu lăng….
Luyện tập thể dục vừa có tác dụng làm tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin, vừa kích thích cơ bắp hấp thụ và sử dụng đường làm năng lượng, giảm lượng đường thừa trong máu. Do đó, duy trì chế độ tập luyện tốt và đúng cách không chỉ làm giảm lượng đường trong máu trong thời gian ngắn mà còn góp phần làm giảm mức HbA1C lâu dài, giúp giảm nguy cơ biến chứng.
Khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường tập thể dục thể thao ít nhất 5 ngày mỗi tuần với thời gian tập 30 phút mỗi ngày, với các bộ môn như: đi bộ (ra mồ hôi), chạy, bơi lội, thái cực quyền, yoga…..
Thuốc Tây là chỉ định bắt buộc trong phác đồ điều trị của người bệnh tiểu đường, có tác dụng hạ đường huyết nhanh và kiểm soát chỉ số này trong 24h. Cho đến nay, chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường, do vậy người bệnh buộc phải duy trì sử dụng thuốc Tây hàng ngày để kiểm soát đường huyết.
Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, một số vấn đề bất cập như tình trạng lờn thuốc, các tác dụng phụ của thuốc hay những ảnh hưởng lên gan, thận… có thể khiến người bệnh nảy sinh tâm lý e ngại, không muốn sử dụng thuốc, tự ý cắt hoặc giảm liều, uống không đều đặn….. Khi gặp những vấn đề này, người bệnh không được tự ý điều chỉnh thuốc mà cần trao đổi với bác sĩ điều trị để có phương án phù hợp.
Một trong những phương pháp điều trị đang được các chuyên gia khuyến khích và được nhiều người bệnh áp dụng hiện nay là “Đông Tây y kết hợp” để:
Để đạt được hiệu quả tối đa khi áp dụng Đông Tây y kết hợp trong điều trị, hơn 15 năm qua TPBVSK Diabetna chiết xuất 100% từ Dây thìa canh sạch chuẩn GACP – WHO vẫn luôn là sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng và hàng triệu người tiểu đường tin dùng nhờ tác động vào các cơ chế kiểm soát đường huyết:
– Giảm hấp thu glucose từ ruột vào máu
– Giảm tân sinh đường trong gan
– Tăng sản xuất và hoạt tính insulin
– Tăng sử dụng đường tại mô cơ
– Tăng thải Cholesterol, giảm nồng độ LDL-Cholesterol, Triglycerid trong máu, tăng HDL-Cholesterol rất tốt, từ đó giúp giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giảm nguy cơ gặp các biến chứng mạch máu của tiểu đường.
Theo PGS.TS TRẦN ĐÌNH NGẠN – Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim, thận, khớp, nội tiết, Nguyên Phó giám đốc Viện Quân Y 103: “Khi kết hợp đầy đủ các nguyên tắc dinh dưỡng – luyện tập – dùng thuốc Tây và Đông y như TPBVSK Diabetna với liều lượng sáng 2 viên, chiều 2 viên, uống 30 phút trước khi ăn, có thể hạ và ổn định chỉ số đường huyết, mỡ máu ở ngưỡng an toàn và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh như suy thận, đoạn chi, suy tim…..”
Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết có thể giúp độc giả hiểu thêm về bệnh tiểu đường để nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế biến chứng xảy ra!
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.
Chuyên gia tư vấn
0914.482.928