
Chuyên gia tư vấn
0914.482.928
13/07/2019
Tê bì chân tay là chứng bệnh khá phổ biến, nhiều người tiểu đường đang gặp phải, đặc biệt là ở những người bệnh không kiểm soát đường huyết tốt. Đây là hung thủ chính gây teo cơ, liệt chi, và là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh bị hoại tử, phải cắt cụt chi, gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, nếu biết cách, người bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và khắc phục tình trạng này.
Các chuyên gia y tế cho biết, nhiều người tiểu đường chủ quan cho rằng tê bì chân tay là do tuổi già mà ít ai ngờ đó chính là dấu hiệu của biến chứng thần kinh ngoại vi ở người tiểu đường.
Nguyên nhân là do đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ dẫn tới tổn thương các bao myelin, lâu dần gây thoái hóa sợi trục thần kinh, tạo cảm giác đau buốt, tê nhức cho người bệnh. Mặt khác đường huyết cao, độ nhớt của máu tăng sẽ làm tăng lắng đọng cholesterol ở thành mạch gây xơ vữa và có thể bít tăc các mạch máu nhỏ, oxygen và các chất dinh dưỡng nuôi mô cơ, dây thần kinh ở ngoại vi bị suy giảm. Từ đó, tín hiệu thần kinh ngoại vi được truyền dẫn đến các chi sẽ bị rối loạn hoặc tê liệt.
Nếu không để ý điều trị sớm, chứng tê bì sẽ nặng dần lên khiến người bệnh mất dần cảm giác ở các chi, khó phát hiện các tổn thương chi như rách da do va quệt vật sắc nhọn hay bỏng da do không cảm nhận được vật nóng. Lâu dần các vết thương có thể loét, nhiễm trùng, thậm chí hoại tử phải đoạn chi..
Muốn phòng ngừa và giảm nhanh chứng tê bì chân tay ở người tiểu đường, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần chủ động kiểm soát đường huyết ổn định ở ngưỡng an toàn và lưu ý chế độ chăm sóc chân tay đúng cách. Trong đó người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
Triệu chứng tê bì chân tay ở người tiểu đường thường bắt đầu ở các đầu ngón tay, ngón chân, sau đó lan ra cả bàn tay và bàn chân. Người bệnh có thể bị kèm một số dấu hiệu khác như ngứa ran, nóng rát bàn chân, cảm giác kim châm, kiến bò trên da, đau hoặc chuột rút… Các triệu chứng thường nặng hơn vào ban đêm, khi đi ngủ.
Vì vậy, ngay khi có những biểu hiện này, người bệnh cần thăm khám để có phương án điều trị sớm.
Thường xuyên xoa bóp vùng tê bì sẽ kích thích giúp tăng lưu thông máu, đồng thời làm giảm căng thẳng cho các dây thần kinh, từ đó cải thiện cảm giác cho chân tay. Ngoài ra người bệnh cần chú ý chăm sóc bàn tay, bàn chân sạch sẽ và tránh các tổn thương chi bằng cách:
Chân kiềng dinh dưỡng: nên ăn đa dạng thực phẩm, ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI dưới 55). Nên ăn rau xanh trước rồi mới ăn đến cơm và thức ăn sau. Khuyến khích người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, ngày ăn từ 4-5 bữa, để đường huyết sau ăn không tăng quá cao.
Chân kiềng luyện tập: Ít vận động làm giảm tuần hoàn máu tới các chi, giảm hiệu quả kiểm soát đường huyết, từ đó gián tiếp khiến tình trạng tê bì nặng hơn. Vì vậy, người bệnh cần duy trì luyện tập đều đặn từ 20p – 30p mỗi ngày các môn thể thao phù hợp. Nếu bàn chân có vết thương, vết loét, người bệnh nên chọn đạp xe, yoga… thay vì đi bộ để giảm tác động đến vùng bị thương.
Chân kiềng dùng thuốc: tuyệt đối tuân thủ uống thuốc đủ liều, đúng liều và đều đặn hàng ngày. Cùng với đó, người bệnh nên kết hợp Tây y với các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Đặc biệt, nên lựa chọn các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị tiểu đường có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm chứng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu).
Chuyên gia tư vấn
0914.482.928