Sai lầm khi ăn bữa phụ 90% người tiểu đường không biết

06/08/2018

Khi bị tiểu đường, nhiều người chọn cho mình cách ăn nhiều bữa phụ để giảm lượng ăn trong bữa chính giúp họ giảm nguy cơ tăng đường huyết quá cao sau ăn, hoặc tránh được nguy cơ gây hạ đường huyết quá mức.
Tuy nhiên, nếu ăn bữa phụ không đúng cách, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Dưới đây là một số sai lầm khi ăn bữa phụ người tiểu đường cần tránh.

Khi bị tiểu đường, nhiều người chọn cho mình cách ăn nhiều bữa phụ để giảm lượng ăn trong bữa chính giúp họ giảm nguy cơ tăng đường huyết quá cao sau ăn, hoặc tránh được nguy cơ gây hạ đường huyết quá mức.

Tuy nhiên, nếu ăn bữa phụ không đúng cách, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Dưới đây là một số sai lầm khi ăn bữa phụ người tiểu đường cần tránh.

Gọi là bữa phụ nhưng lượng ăn tương đương hoặc nhiều hơn bữa chính

Đây là sai lầm thường gặp người tiểu đường hay mắc phải. Điều này không những không giúp cải thiện được việc tăng đường huyết sau ăn mà ngược lại, còn khiến bệnh tình của họ trầm trọng hơn.

Khẩu phần dinh dưỡng sai lầm của người tiểu đường

Ăn lâu ngày có thể khiến đường máu sau ăn tăng cao và người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng tiểu đường nguy hiểm như mờ mắt, suy thận, hoại tử chi, thậm chí là đột quỵ…

Ăn bữa phụ các thực phẩm có chỉ số đường huyết hoặc tải lượng đường huyết cao

Nhiều người chọn ăn khoai tây, củ cải, khoai lang, miến dong, bột sắn, bánh mì, mỳ sợi, bánh kẹo, nước hoa quả ép, hoa quả sấy khô… vào bữa phụ. Tuy nhiên đây đều là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và hàm lượng đường rất cao.

Ví dụ chỉ số đường huyết của khoai tây là 104, củ cải là 97, miến dong là 95 – vô cùng cao. Hoặc hàm lượng đường trong 100g của bột sắn dây là 84,3, bánh mì là 52,6, mỳ sợi là 74,2, vải khô là 57,6, mít khô là 67, chuối khô là 68, chuối tiêu là 22, sầu riêng là 28…. – rất cao.

Do đó, nếu ăn nhiều các thực phẩm này vào bữa phụ, trong một khoảng thời gian dài sẽ làm cho đường huyết rất khó kiểm soát, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ăn bữa phụ khi đói mà không biết đường máu mình cao hay thấp

Nhiều người tiểu đường mới có cảm giác đói đã chọn ngay cho mình các loại kẹo, bánh hoặc thức ăn có đường đơn để phòng bị hạ đường huyết quá mức, dẫn đến hôn mê và tử vong. Tuy nhiên, không ít trường hợp không phân biệt được cảm giác đói do đường máu hạ thấp hay là đói khi đường máu vẫn cao. Do đó, chọn sai thực phẩm để ăn bữa phụ, khiến cho đường máu tăng vọt.

Cần kiểm tra đường huyết khi người tiểu đường cảm thấy đói

Điều này rất nguy hiểm và sẽ khiến người bệnh về lâu dài sẽ bị trồi sụt đường máu, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy thận, mờ mắt, hoại tử chi, tim mạch…

Ăn quá nhiều các thực phẩm có chữ “No suger” (không có đường)

Trên thực tế ‘No sugar added’ dịch ra đúng nghĩa là sản phẩm không được ‘cho thêm đường’ trong quá trình sản xuất và đóng gói, và sản phẩm đó có thể đã chứa sẵn chất đường tự nhiên.

Ở Việt Nam một hộp ‘sữa tươi không đường’ 200ml thông thường đã có sẵn khoảng 9g đường.

Cách ăn bữa phụ như thế nào là đúng

  • Chỉ nên ăn 15g tinh bột trong 1 lần ăn bữa phụ, tương đương với 330ml sữa không đường hoặc 150g vải tươi (5-7 quả vải), 170g thanh long (1/3 quả), 300g dưa hấu (3 miếng), 600g bơ vỏ xanh (1 quả bơ nhỏ)…
  • Nên ăn cách bữa chính ít nhất 2 tiếng
  • Nên chọn các loại thực phẩm có hàm lượng đường thấp và chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình. Để tra cứu chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết BẤM VÀO ĐÂY
  • Cần đo đường huyết ngay cả khi cảm thấy đói. Nếu đói khi đường huyết vẫn cao, có thể sử dụng các loại đạm làm thức ăn cho bữa phụ: ví dụ thịt, trứng… Những loại thực phẩm này sẽ lấp đầy cơn đói mà không làm đường huyết tăng cao. Ngược lại, nếu người tiểu đường có dấu hiệu hạ đường huyết, cần ăn ngay các thức ăn có tốc độ làm tăng đường máu nhanh để tránh hôn mê sâu và tử vong, ví dụ đường, sữa, bánh, kẹo…
  • Nên ăn những thực phẩm ngũ cốc, sữa…dành riêng cho người tiểu đường trong bữa phụ. Tuy nhiên cần xem xét thực phẩm đó chứa bao nhiêu đường tự nhiên để cân đối lại lượng ăn cho phù hợp. Những chữ như ‘đường’, ‘glucose’, ‘fructose’, ‘sucrose’, ‘sugar’, ‘lactose’,’maltose’, ‘carbonhydrate’ đều chỉ thị rằng sản phẩm đó có chất đường.

Chủ động phòng ngừa tăng đường huyết bằng thảo dược

Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên luyện tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày và chủ động phòng ngừa tăng đường huyết bằng việc kết hợp Tây y với các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để giúp quá trình điều trị được hiệu quả hơn.

Ví dụ, TPBVSK Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh chuẩn hóa.

Dây thìa canh chuẩn hóa giúp ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm tân sinh đường từ gan vào máu, giúp kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin, tăng men sử dụng đường ở mô và cơ. Nhờ vậy giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết.

Bên cạnh đó, hoạt chất trong dây thìa canh có cấu trúc gần giống với đường đơn. Vì vậy, khi uống vào trước bữa ăn 30 phút, hoạt chất này sẽ lấp đầy các thụ thể ở ruột và làm não bộ của chúng ta tưởng nhầm là đã tiêu hóa 1 lượng đường đáng kể vào. Nhờ đó cơ thể sẽ tiêu thụ một lượng đường giảm đi so với bình thường. Do đó, hỗ trợ ăn kiêng rất tốt.

TPBVSK Diabetna dụng dây thìa canh chuẩn hóa được cam kết trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP-WHO (trồng trọt và thu hái dược liệu tốt), giúp hỗ trợ tân sinh, chỉ khát, làm hạ đường huyết, hỗ trợ người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Hướng dẫn sử dụng Diabetna đạt kết quả tốt nhất:

  • Uống 4 viên/ngày, chia 2 lần. Uống vào buổi sáng và buổi tối trước bữa ăn 30 phút. Trong ngày, người bệnh có thể sử dụng thêm Trà Diabetna thay cho trà uống hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. 
  • Liệu trình tối thiểu 2 tháng, nếu có điều kiện duy trì sử dụng lâu dài sẽ hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng, kiểm soát HbA1c, mỡ máu hiệu quả và ăn uống cũng không còn phải kiêng khem như trước.
 Hòm thư hỗ trợ:

  • Để được tư vấn về bệnh tiểu đường, gọi tới tổng đài MIỄN PHÍ CƯỚC GỌI: 1800 5777 59

  • Tra cứu nơi bán sản phẩm: BẤM VÀO ĐÂY

  • Đặt hàng trực tuyến TPBVSK Diabetna ngay tại đây để nhận được những ưu đãi lớn: MUA NGAY
  • Hiệu quả của sản phẩm tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người.

  • Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

  • Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty TNHH Nam Dược

    ĐC: Lô M13 (C4-9) – KCN Hòa Xá – Xã Mỹ Xá – TP. Nam Định – Tỉnh Nam Định

    Phân phối bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân

    ĐC: Lô A18/D7 khi đô thị mới Cầu Giấy, Dịch Vọng

  • Chia sẻ :

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường