Sai lầm khi nhiều người nghĩ bệnh tiểu đường lây lan được

02/01/2018

Bệnh tiểu đường có lây không? Là thắc mắc của nhiều người  khi đối diện với căn bệnh tiểu đường. Đây là một cách nhìn nhận sai lầm của nhiều người khi chưa có kiến thức cùng những hiểu biết cơ bản về căn bệnh tiểu đường. Bởi thế, chúng ta cần phải hiểu rõ ràng hơn về bệnh tiểu đường để có những cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Tiểu đường không phải là căn bệnh truyền nhiễm

Tiểu đường là một căn bệnh mạn tính xảy ra do rối loạn chuyển hóa glucid, lipid và protid do nguyên nhân thiếu insulin hoặc insulin hoạt động kém chất lượng, nó được xếp vào nhóm bệnh nội tiết chuyển hóa.Quay trở lại câu hỏi “Bệnh tiểu đường có lây không?”, tiểu đường hoàn toàn không phải căn bệnh truyền nhiễm chính vì vậy mà câu trả lời chính xác là Bệnh tuyệt đối không lây.

Tiểu đường không phải bệnh truyền nhiễm.

Tuy nhiên, một số căn bệnh do virus gây nên như: sởi, quai bị… cũng có thể gây tổn thương tuyến tụy, làm giảm khả năng sản xuất insulin. Trong bệnh tiểu đường, chính sự thiếu hụt insulin hoặc insulin hoạt động kém gây ra hiện tượng đường máu tăng rất cao và cũng chính đường máu là thủ phạm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xác suất di truyền khá cao

Mặc dù không lây lan, nhưng theo các nghiên cứu về di truyền tiểu đường trong gia đình cho thấy, khả năng con cái bị di truyền bệnh từ cha mẹ là rất cao, có thể lên đến con số 75% nếu cả cha và mẹ cùng mắc bệnh này. Nếu trong gia đình chỉ có một người (bố hoặc mẹ) mắc bệnh, thì xác suất 15-20% con sẽ bị bệnh.

Nhiều bệnh nhân cho rằng lúc mình đẻ con chưa bị mắc bệnh thì con sẽ không bị. Nhưng thực sự, khả năng mắc bệnh theo gene di truyền đã được định hình từ trong bụng mẹ. Do đó, khi trong gia đình có cha hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường thì bạn hoàn toàn có thể nhận được gene gây bệnh.

Ngoài ra, theo Nghiên cứu của trường Đại học Texas ở Mỹ công bố trên chuột cho thấy, dù bản thân chuột cái lúc có thai không bị bệnh tiểu đường nhưng những chuột cháu thuộc thế hệ đời thứ 3 của nó vẫn dễ bị béo phì và xuất hiện sự đề kháng với insulin. Công trình của họ chứng minh được sự truyền bệnh có thể di truyền chéo. Gia đình nào có ông bà (thế hệ 1) bị bệnh tiểu đường, có thể bố mẹ (thế hệ 2) có thể không bị, nhưng đời cháu (thế hệ 3) có khả năng bị mắc bệnh do yếu tố di truyền cách quãng.

Chính vì thế, nguyên nhân do di truyền cũng là 1 trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiều đường loại 1 đáng để xem xét. Cũng lưu ý một điều, mặc dù khi trẻ sinh ra, có khả năng có gene gây bệnh, nhưng chúng ta vẫn có thể giảm hơn 50 % nguy cơ mắc bệnh chỉ bằng cách có lối sống lành mạnh và khoa học.

Cách kiểm soát bệnh tiểu đường

– Thiết lập và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh: ăn ít mỡ, đặc biệt là các loại mỡ no, ăn nhiều chất xơ và hạn chế các chất carbohydrate. Ngoài ra cũng hạn chế ăn mặn.

– Tập thể dục thể thao đều đặn và có khoa học: phải tập ít nhất 20 – 40 phút/ ngày và ít nhất 3 – 4 lần/ tuần tùy theo thể trạng.

– Kiểm tra các chỉ số đường máu thường xuyên để đường máu trong giới hạn an toàn.

– Kiểm tra huyết áp và mỡ máu định kỳ, nếu có những biểu hiện bất thường thì cần đến bác sỹ để có được lời khuyên điều trị một cách khoa học nhất.

– Hạn chế và nói không với các loại bia, rượu, thuốc lá. Nếu nghiện rượu nặng hãy cai một cách dần dần, từ từ, lưu ý không được dừng một cách đột ngột.

– Chăm sóc và kiểm tra bàn chân mỗi ngày, cần đến ngay cơ sở y tế để có được sự tư vấn kịp thời nếu có dấu hiệu khác thường.

– Đi khám mắt định kỳ.

– Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.

– Luôn có thái độ tích cực, lạc quan với cuộc sống.

  • Chia sẻ :

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu).

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường