Người tiểu đường khi ốm: 1 phút chủ quan – hối hận cả đời

04/09/2017

Theo các chuyên gia: Đối với người tiểu đường, khi bị ốm, sức đề kháng không những bị suy giảm mà còn có nguy cơ tăng hoặc giảm đường huyết liên tục. Do đó, người bệnh không nên chủ quan. Dưới đây là thủ phạm khiến đường huyết của người tiểu đường lao đao những ngày ốm.

  1. Nguy cơ tăng đường máu đến từ các thuốc chống viêm

Khi bị ốm, đa phần người bệnh bị viêm ở cơ quan nào đó và các bác sĩ phải kê thuốc chống viêm. Đặc biệt là các bệnh như cảm cúm, viêm phế quản, viêm da, hen phế quản, viêm loét đại tràng, thận hư, cầu thận màng, viêm cầu thận, viêm đa khớp, thấp khớp, nhược cơ, …

Đa phần các loại thuốc chống viêm đều chứa corticoid. Tuy nhiên, chất chống viêm này có thể khiến mức đường máu của người tiểu đường tăng cao và khó kiểm soát. Thậm chí, dùng corticoid trong khoảng thời gian hơn 3 tháng, có thể tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Do đó, khi bị ốm, người bệnh không nên chủ quan mà cần đo đường huyết thường xuyên. Nếu mức đường máu tăng đáng kể, cần báo ngay cho bác sĩ để tăng liều hoặc thay đổi thuốc điều trị tiểu đường.

  1. Tăng đường máu do stress

Ốm là thời điểm nhạy cảm với người tiểu đường, bởi không chỉ khả năng miễn dịch giảm mà stress do lo lắng bệnh tật, mệt mỏi, căng thẳng cũng khiến đường huyết tăng. Khi cơ thể bị stress, các cơ quan trong cơ thể tiết hormon nội tiết để đối phó lại yếu tố căng thẳng. Các hormon này được huy động ở mức tối đa và làm thay đổi đường máu. Nếu tình trạng stress tăng thì đường máu cũng sẽ liên tục tăng cao.

Rất nhiều người tiểu đường chủ quan không đo đường huyết thường xuyên những ngày này, do đó không có được chỉ định thay đổi liều thuốc tiểu đường phù hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý người bệnh không được tự ý thay đổi liều thuốc của mình mà cần phải xin ý kiến bác sĩ điều trị.

  1. Tăng đường máu do tẩm bổ rồi hạ đường máu do nhịn ăn

Người ốm thường khó tiêu hóa nên thường được khuyên ăn những thức ăn dạng lỏng. Tuy nhiên, đa phần các loại nước hoa quả trái cây, sữa để tẩm bổ thường có chỉ số đường huyết và hàm lượng đường cao. Cộng với việc phải sử dụng thuốc chống viêm và bị stress do mệt mỏi, căng thẳng khi nên đường huyết tăng cao.

Đến khi đo đường huyết, nhiều người rơi tiếp vào vòng luẩn quẩn thứ 2 là không dám ăn và phải đối mặt với nguy cơ hạ đường máu. Trường hợp nặng, không cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới hôn mê sâu và tử vong.

 

Ngoài ra, khi bị ốm, nhiều người tiểu đường thường bỏ qua luyện tập. Đó cũng chính là lý do khiến đường huyết tăng thêm.

Chăm sóc người tiểu đường ngày ốm bệnh như thế nào?

Theo các chuyên gia y tế, nếu biết cách, người bệnh tiểu đường vẫn có thể kiểm soát được đường huyết trong những ngày ốm bệnh bằng cách:

  • Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tránh cho cơ thể không bị mất nước.
  • Cần đo đường huyết thường xuyên, ghi chép lại để thông báo với bác sĩ điều trị. Từ đó có phương hướng tăng hay giảm liều thuốc tiểu đường phù hợp.
  • Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Và không được quên ăn rau trước khi ăn các thức ăn chứa tinh bột. Nếu nấu cháo, bệnh nhân có thể dùng thêm với các loại củ quả ninh kèm để tăng cường chất xơ.

  • Nên ăn hoa quả nguyên miếng, tránh uống nước ép hoa quả hoặc sinh tố. Nếu người bệnh sốt, mệt mỏi hoặc đau răng không thể ăn như trên, có thể uống nước ép hoa quả nhưng phải cho thêm các loại hạt bổ sung chất xơ như hạt lanh, hạt chia, hoặc chất xơ hòa tan…uống cùng.
  • Nên chuẩn bị sẵn 1 số loại bánh kẹo dành cho người tiểu đường phòng trường hợp bị hạ đường huyết đột ngột
  • Cố gắng vận động trên giường bệnh để tiêu thụ bớt lượng đường mà cơ thể nạp vào.

Chủ động kiểm soát đường huyết bằng viên uống thảo dược

Ngoài các biện pháp trên, người bệnh ngay từ lúc khỏe mạnh, hãy chủ động kiểm soát đường huyết bằng cách kết hợp Tây y với các sản phẩm viên uống thảo dược để hỗ trợ quá trình hạ và ổn định đường huyết hiệu quả hơn.

Ví dụ TPBVSK Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh chuẩn hóa và được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu cấp Bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

Dây thìa canh chuẩn hóa của sản phẩm này giúp ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm tân sinh đường từ gan vào máu, giúp kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin, tăng men sử dụng đường ở mô và cơ, do đó, giúp hạ và ổn định đường huyết.

Nhờ đó, TPBVSK Diabetna giúp hỗ trợ tân sinh, chỉ khát, làm hạ đường huyết, hỗ trợ người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

 

Hướng dẫn sử dụng Diabetna đạt kết quả tốt nhất:

  • Uống 4 viên/ngày, chia 2 lần. Uống vào buổi sáng và buổi tối trước bữa ăn 30 phút. Trong ngày, người bệnh có thể sử dụng thêm Trà Diabetna thay cho trà uống hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. 
  • Liệu trình tối thiểu 2 tháng, nếu có điều kiện duy trì sử dụng lâu dài sẽ hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng, kiểm soát HbA1c, mỡ máu hiệu quả và ăn uống cũng không còn phải kiêng khem như trước.
 Hòm thư hỗ trợ:

  • Để được tư vấn về bệnh tiểu đường, gọi tới tổng đài MIỄN PHÍ CƯỚC GỌI: 1800 5777 59

  • Tra cứu nơi bán sản phẩm: BẤM VÀO ĐÂY

  • Đặt hàng trực tuyến TPBVSK Diabetna ngay tại đây để nhận được những ưu đãi lớn: MUA NGAY
  • Hiệu quả của sản phẩm tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người.

  • Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

  • Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty TNHH Nam Dược

    ĐC: Lô M13 (C4-9) – KCN Hòa Xá – Xã Mỹ Xá – TP. Nam Định – Tỉnh Nam Định

    Phân phối bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân

    ĐC: Lô A18/D7 khi đô thị mới Cầu Giấy, Dịch Vọng

  • Chia sẻ :

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường