
Chuyên gia tư vấn
0914.482.928
07/11/2018
Tiểu đường đang là một trong những sát thủ thầm lặng không chỉ tàn phá sức khỏe người bệnh mà còn ảnh hưởng cả đến thế hệ sau. Theo các chuyên gia 50% con cái sẽ mắc bệnh này nếu cả cha và mẹ đều bị tiểu đường. Tuy nhiên, nếu dự phòng thường xuyên từ lúc phát hiện tiền tiển đường, có thể giúp con cái người tiểu đường thoát khỏi nguy cơ bệnh tật như cha mẹ.
Tiểu đường: từ bệnh người già biến thành bệnh người trẻ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh tiểu đường là bệnh không lây nhiễm nhưng lại có khả năng di truyền. Hiệp hội về Bệnh tiểu đường Hoa Kỳ đã cũng công bố tỷ lệ di truyền ở người tiểu đường tuýp 2 cao hơn nhiều lần so với tiểu đường tuýp 1. Do đó, người đã có cha hoặc mẹ bị tiểu đường cần tiến hành theo dõi đường huyết thường xuyên. Bởi nếu tình trạng này không được kiểm soát, sẽ có khoảng 50% con cái của người bị tiểu đường tuýp 2 mắc phải căn bệnh này.
Tuổi cha mẹ được chẩn đoán càng trẻ, tỷ lệ di truyền cho con càng tăng. Cụ thể, nếu cha hoặc mẹ được chẩn được mắc tiểu đường trước 50 tuổi thì nguy cơ con cái bị tiểu đường là 14%. Con số này giảm xuống còn 7% với những trường hợp cha hoặc mẹ được chẩn đoán tiểu đường sau 50 tuổi.
Điều này lý giải tình trạng tiểu đường tuýp 2 đang không ngừng trẻ hóa ở các quốc gia trên thế giới. Thậm chí, bệnh còn trầm trọng hơn do lối sống ít vận động, chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý…
Tuy nhiên, điều đáng nói là đa phần người thân của người tiểu đường lãng quên việc kiểm tra đường huyết đối với bản thân mình. Hậu quả là, nhiều trường hợp phát hiện ra bị tiểu đường (trong những tình huống rất tình cờ ví dụ khi đi khám một bệnh khác) thì đã có dấu hiệu tổn thương của các biến chứng ở các cơ quan đích như mắt, chân, não, thận…
Nên làm gì để hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường?
Theo các chuyên gia, người có cha mẹ bị tiểu đường cần đặc biệt chú ý tới việc kiểm tra đường huyết. Muốn hạn chế nguy cơ mắc bệnh, điều tiên quyết cần phải làm là điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp. Đồng thời, dùng thêm các loại thảo dược giúp hạ và ổn định đường huyết ở ngưỡng an toàn.
Còn nếu đã mắc tiểu đường tuýp 2, chỉ cần kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh sẽ tránh được các nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy thận, mờ mắt, hoại tử chi…
Để kiểm soát tốt đường huyết, mỗi người bị tiểu đường cần áp dụng kiềng ba chân trong quá trình điều trị: chế độ dinh dưỡng, luyện tập, dùng thuốc.
Về dinh dưỡng: nên giảm chất bột đường, tăng cường chất xơ, ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và tải trọng đường huyết thấp.
Nên ăn đa dạng thực phẩm để cơ thể có đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Đồng thời, nên ăn rau trước khi ăn cơm và thức ăn để tạo thành hàng rào chất xơ, ngăn cản sự hấp thu đường vào ruột.
Về luyện tập: nên đều đặn 30 phút mỗi ngày duy trì các hoạt động vận động để tăng cường sự tiêu thụ đường tại mô và cơ như đi bộ, bơi lội, đạp xe, v.v…
Theo Thầy thuốc ưu tú Ths Doãn Thị Tường Vy: Bên cạnh dinh dưỡng và luyện tập, tốt nhất, để phòng ngừa tiểu đường và biến chứng tiểu đường, nên sử dụng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe với bệnh nhân tiểu đường để giúp hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.
Lưu ý: Thực phẩm này ko phải là thuốc và ko có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu).
Chuyên gia tư vấn
0914.482.928