Sau Tết, bệnh nhân tiểu đường nhập viện tăng đột biến

14/02/2019

Theo báo cáo nhanh về tình hình khám chữa bệnh trong dịp Tết Kỷ Hợi của Bộ Y tế, tại thời điểm 7 giờ ngày 8/2, tổng số các bệnh nhân tại các cơ sở khám chữa bệnh lên tới hơn 101.100 bệnh nhân. Trong đó, không ít trường hợp người tiểu đường nhập viện trong tình trạng hôn mê, nguy kịch.

Tăng mạnh số ca tiểu đường nhập viện sau tết

Tại khoa Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai), mỗi ngày cấp cứu hơn 200 bệnh nhân nặng/ngày, tăng 30% so với ngày thường, trong đó 50% số ca chuyển tuyến.

Các ca bệnh chủ yếu do tai biến mạch máu não, đột quỵ, xuất huyết tiêu hóa… Nhiều trường hợp cấp cứu do đường huyết tăng quá cao dẫn đến đột quỵ.

Theo tìm hiểu, mặc dù được cảnh báo rất nhiều, nhưng hầu như người tiểu đường gặp khó khăn trong việc ăn kiêng ngày tết. Các món ăn truyền thống ngày tết Nguyên Đán như bánh chưng, thịt đông, xôi, bánh kẹo, rượu bia… đều chứa nhiều tinh bột, chất béo và các cholesterol xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kiểm soát đường huyết trong tết.

Đó là chưa kể đến những thay đổi trong lối sống và nhịp sinh hoạt bị đảo lộn như ăn ngủ thất thường, không tập thể dục thường xuyên, bỏ thuốc, quên không không uống thuốc, hoặc dùng nhiều cà phê, chè, thuốc lá khi tiếp khách dẫn tới lượng đường huyết thay đổi chóng mặt.

Theo thống kê tại các bệnh viện lớn, năm nào ngay sau tết cũng có nhiều bệnh nhân gọi điện cho bà nhờ tư vấn vì không thể kiểm soát được chế độ ăn ngày tết. Những ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết cũng là cao điểm tại các khoa Đái tháo đường vì quá tải. Theo ghi nhận tại 1 số bệnh viện tuyến cuối, hàng năm, tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường nhập viện đều tăng trung bình từ 10 đến 15%.

Giải pháp giúp người tiểu đường khỏe mạnh đón xuân

Theo các chuyên gia y tế, để du xuân an toàn và giảm những biến chứng sau tết, biện pháp tiên quyết nhất là cần kiểm soát đường huyết ở ngưỡng an toàn. Đặc biệt sau 1 thời gian dài nghỉ tết, có thể lượng đường huyết trong cơ thể người tiểu đường đang rất cao.

Để chủ động và kịp thời điều chỉnh chế độ ăn, chế độ luyện tập và dùng thuốc theo thể trạng và mức độ tăng đường huyết của từng người, tốt nhất nên tự đo đường huyết thường xuyên tại nhà. Nên đo cả đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn 2 giờ và đường huyết ở thời điểm bất kỳ.

Sau tết, đặc biệt là thời điểm rằm tháng riêng, rất nhiều các bữa tiệc khai xuân sẽ rất khó từ chối các món ăn truyền thống như miến, bánh chưng, xôi, thịt mỡ… Do đó, cần điều chỉnh lượng ăn lại cho phù hợp. Đồng thời, nên ăn rau, salat trước khi dùng các món này để lượng đường được hấp thu chậm hơn.

Một ngày không nên uống quá 30 ml – 60 ml rượu mạnh, 100 – 150ml rượu vang nguyên chất, 330ml bia. Và cần cảnh giác với những đồ ăn vặt vui miệng như bánh kẹo ngọt. Vì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đường huyết tăng cao đầu xuân.

Tuy nhiên, việc kiêng khem và tuân thủ các quy định ăn uống trong dịp khai xuân, du xuân không phải điều dễ dàng. Bởi vậy, để đảm bảo sức khỏe du xuân tốt nhất, người bệnh tiểu đường nên dùng thêm các loại sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường.

  • Chia sẻ :

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu).

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường