Bạt ngàn TPCN chữa tiểu đường – “Chọn mặt” nào để “gửi vàng”?

03/03/2017

Mở tivi, xem báo đài, ra nhà thuốc… đâu cũng thấy quảng cáo sản phẩm tiểu đường hiệu quả, dứt điểm… Người bệnh  làm sao dám thử để đánh giá đúng sai? Không những hoang mang vì có quá nhiều lựa chọn giữa cả “rừng” sản phẩm, người tiêu dùng còn không khỏi lo lắng bởi hàng loạt thông tin khuất tất trong công nghệ sản xuất TPCN gần đây, tiêu biểu là: Nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ; Cơ sở sản xuất không tuân thủ bất kỳ tiêu chuẩn nào; Sản xuất chộp giật ăn theo các sản phẩm có tên tuổi…

Nguồn nguyên liệu đa phần được công bố là “nhập khẩu”

Nghe qua mác “nhập khẩu” có vẻ đảm bảo, nhưng gần đây người tiêu dùng mới “tá hỏa” vì theo thống kê của Bộ Y tế, trong số 80.000 tấn dược liệu được tiêu thụ phục vụ cho thị trường trong nước mỗi năm (trong đó có dược liệu sản xuất ra viên uống tiểu đường), thì có đến 80% là nhập khẩu. Đa phần dược liệu được nhập khẩu theo đường tiểu ngạch, và chủ yếu là từ Trung Quốc. Nghiêm trọng hơn, chỉ có 1.400 tấn dược liệu trong số đó có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

duoc-lieu-nhap-khau-khong-ro-nguon-goc-gay-hoang-mang-du-luan

Dược liệu nhập khẩu không rõ nguồn gốc gây hoang mang dư luận

Điều đáng nói là các cơ quan chức năng đã nắm được tình trạng này, nhưng vẫn có những doanh nghiệp nhập dược liệu về núp bóng hàng nông sản hoặc mỹ phẩm nên rất khó kiểm soát và quản lý triệt để. Rất nhiều TPCN đã bị các cơ quan thu giữ, nhưng vẫn không đủ để giải quyết tình trạng này.

Các nhà máy sản xuất “chỉ có trên giấy tờ”

Hiện tại, cả nước có khoảng hơn 20.000 sản phẩm TPCN được công bố, 60-65% trong đó là sản phẩm được sản xuất trong nước.

Cục ATTP qua thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh TPCN trong nước đã phát hiện những cơ sở chỉ có mỗi văn phòng, không có nhà máy sản xuất nhưng vẫn công bố sản phẩm và đưa sản phẩm ra thị trường. Nhiều trường hợp Cục phải rút giấy phép kinh doanh vì đoàn thanh tra của Cục đến địa chỉ mà doanh nghiệp đăng ký thì không thấy văn phòng đâu. Hóa ra, doanh nghiệp đã tự ý chuyển văn phòng sang địa chỉ khác mà không báo cáo.

2-co-quan-chuc-nang-thu-giu-tpcn

Một TPCN không có cơ sở sản xuất minh bạch bị cơ quan thu giữ

Cái chính là hiện nay, trên thế giới cũng như Việt Nam chưa có quy định bắt buộc sản xuất TPCN phải theo tiêu chuẩn GMP (tiêu chuẩn Thực hành sản xuất tốt TPCN), thế nên những doanh nghiệp đầu tư rất hiện đại, quy trình sản xuất rất chặt chẽ cũng bị đánh đồng với những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thô sơ, không bảo đảm chất lượng điều kiện để sản xuất.

“Công thức gia truyền” hay là những “Kết hợp không kiểm chứng”?

Đánh trúng vào tâm lý sợ tác dụng phụ và các tổn hại lên gan thận khi dùng thuốc tây của người bệnh, khi tìm kiếm trên các trang mạng về “bệnh tiểu đường”, hàng loạt quảng cáo về “thảo dược thiên nhiên”, “bài thuốc gia truyền” chữa bệnh hiệu quả, lành tính, chữa nhanh và dứt điểm (?!),…  xuất hiện. Điều đáng nói là, sự khó kiểm chứng của các công thức này chính là “kho tàng” được khai thác triệt để bởi những nhà sản xuất vô đạo đức. Còn gì dễ dàng hơn khi gán mác “gia truyền” và bán niềm tin cho người dùng?

3-hang-loat-ket-qua-tim-kiem

Hàng loạt kết quả quảng cáo ngay trên đầu trang tìm kiếm về “thuốc trị tiểu đường”

Mặt khác, không chỉ những “công thức gia truyền” mới khó kiểm chứng. Hầu hết các TPCN trên thị trường đều chỉ đưa ra những công thức kết hợp chung chung, không có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của kết hợp sản phẩm. Cùng có thành phần là Dây thìa canh, nhưng mỗi loại lại gia giảm kết hợp với vài ba thảo dược khác nhau và đều được quảng cáo là tốt như nhau vì đều có dây thìa canh. Người bệnh ngoài khó khăn trong điều trị, giờ đây còn gặp khó khăn hơn trong việc chọn được sản phẩm thật sự có tác dụng với bệnh.

 “Chọn mặt gửi vàng”, chọn sao cho đúng?

Có rất ít tiêu chuẩn đánh giá chất lượng các sản phẩm dược phẩm trên thị trường, do đó người tiêu dùng hiện tại gặp không ít khó khăn trong chọn lựa sản phẩm thật sự có chất lượng.

Các chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên biết cách lựa chọn sản phẩm. Tốt nhất nên chọn những sản phẩm có vùng trồng dược liệu chuẩn hóa theo tiêu chuẩn GACP-WHO của tổ chức Y tế Thế giới, kiểm soát tốt được đầu vào của nguyên liệu. Đồng thời, có công thức tối ưu trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và có nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn thực hành và sản xuất thuốc tốt (tiêu chuẩn GMP-WHO) như sản phẩm Diabetna do công ty TNHH Nam Dược sản xuất.

Để đạt được kết quả đáng khích lệ này, trong suốt 9 năm có mặt trên thị trường, Diabetna đã chứng minh được các ưu điểm của một sản phẩm uy tín và chất lượng:

  • Kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào: Đảm bảo là 100% Dây thìa canh chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới. Vùng trồng nguyên liệu sản xuất Diabetna tại Hải Hậu, Nam Định của Công ty Nam Dược đã được tổ chức Helvetas thuộc Dự án Thương mại Sinh học Bio Trade do Cục dự trữ liên bang Thụy Sỹ lựa chọn tài trợ để trở thành vùng dược liệu chuẩn Quốc tế.
  • Công thức tối ưu: Diabetna được bào chế từ công thức tối ưu cho cơ địa người Việt Nam dựa trên công trình nghiên cứu của PGS.TS Trần Văn Ơn cùng các cộng sự tại Trường Đại học Dược Hà Nội.
  • Nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế: Nam Dược là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên dám nghĩ, dám làm và làm rất quyết liệt để xây dựng nên một nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP –WHO của Tổ chức Y tế Thế giới.

 

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 

  • Chia sẻ :

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường